Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Giáo trình Logic chuyên ngành được cấu trúc thành 5 chương bài học với các nội dung như sau: Chương 1 - Mệnh đề lôgic; chương 2 - Hợp giải trong logic mệnh đề; chương 3 - Logic vị từ; chương 4 - Hợp giải trong logic vị từ; chương 5 - Relevant logic. Mời các bạn cùng tìm hiểu về giáo trình đặc biệt giáo trình dành cho sinh viên ngành Triết học. | PHẠM ĐÌNH NGHIỆM LOGIC CHUYÊN NGÀNH Giáo trình dành cho sinh viên ngành triết học TP. HỒ CHÍ MINH 2006 Chương I I. LOGIC MỆNH ĐỀ Mệnh đề. Các phép toán trên mệnh đề 1. Mệnh đề Trong Tiếng Việt (và các ngôn ngữ khác) có những câu - thường là câu tường thuật - mô tả sự vật và hiện tượng. Có những câu mô tả đúng, cũng có những câu mô tả sai sự vật và hiện tượng. Những câu như thế, cả câu đúng và câu sai, được gọi là mệnh đề1. Ví dụ, các câu sau: (a) Nam là sinh viên; (b) Khí hậu trái đất đang nóng dần lên; (c) Bạn có thể thất vọng khi bị thất bại nhưng bạn sẽ không là gì cả nếu không nỗ lực hết mình (Beverly Silis); (d) Nếu người vợ đẹp mà không phải là thiên thần thì người chồng vô cùng bất hạnh (J.J. Rousseau); là các mệnh đề. Không phải câu nào cũng hoặc đúng hoặc sai. Các câu hỏi, câu mệnh lệnh, câu cảm thán không mô tả cái gì nên không đúng mà cũng không sai. Có cả những câu tường thuật không thể xác định là đúng hay sai. Chẳng hạn, câu “Tôi nói dối” không thể là đúng, nhưng cũng không sai. Những câu không đúng, không sai như thế không phải là mệnh đề. Các mệnh đề không thể tách ra thành các mệnh đề đơn giản hơn gọi là mệnh đề đơn. Các mệnh đề có thể tách thành các mệnh đề đơn giản hơn gọi là mệnh đề phức. Nói cách khác, mệnh đề phức được tạo thành từ các mệnh đề đơn. Các mệnh đề (a) và (b) trên đây là mệnh đề đơn, còn (c), (d) là các mệnh đề phức. 2. Các phép toán logic trên mệnh đề Như trên kia đã nói, có thể xây dựng các mệnh đề phức tạp từ những mệnh đề đơn giản hơn. Việc này thực hiện được nhờ các phép toán (toán tử) logic. Phủ định là một trong những phép toán đơn giản nhất trên mệnh đề. Đó là phép toán một ngôi. Mặc dầu trong ngôn ngữ tự nhiên một mệnh đề nào đó có thể bị phủ định bằng nhiều cách khác nhau, ở đây ta chỉ phủ định một mệnh đề bằng một cách duy nhất, bằng cách đặt dấu ¬ trước mệnh đề đó. Nếu A là một mệnh đề, thì ¬ A là phủ định của mệnh đề A. Phép toán phủ định được định nghĩa bằng bảng chân lý sau: Phủ định A ¬A 1 Mệnh đề và câu,