Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nghiên cứu này trình bày sự ảnh hưởng của chất phụ gia polyacrylamit và khoáng sét bentonit đến độ bền và động thái nhả dinh dưỡng của phân bón kali dạng viên. Polyacrylamit là polyme ưa nước, có khả năng kết dính tốt đã tương tác với bentonit và K2SO4 thông qua tương tác ion lưỡng cực, tương tác Van der Waals để tạo thành một mạng lưới vững chắc, tăng cường cấu trúc mạng tinh thể của nó. | Trần Quốc Toàn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 185(09): 199 - 204 ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT PHỤ GIA TỚI ĐỘ BỀN VÀ ĐỘNG THÁI NHẢ DINH DƯỠNG CỦA PHÂN BÓN KALI NHẢ CHẬM DẠNG VIÊN Trần Quốc Toàn1*, Ma Thị Bích Vân2, Hoàng Việt Duy2, Hoàng Như Ngọc2 1 Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên, 2 Trường THPT Thành Phố - Tỉnh Cao Bằng TÓM TẮT Nghiên cứu này trình bày sự ảnh hưởng của chất phụ gia polyacrylamit và khoáng sét bentonit đến độ bền và động thái nhả dinh dưỡng của phân bón kali dạng viên. Polyacrylamit là polyme ưa nước, có khả năng kết dính tốt đã tương tác với bentonit và K2SO4 thông qua tương tác ion lưỡng cực, tương tác Van der Waals để tạo thành một mạng lưới vững chắc, tăng cường cấu trúc mạng tinh thể của nó. Độ bền của viên phân kali được tăng lên và tốc độ nhả dinh dưỡng của viên phân giảm khi thêm polyacrylamit vào hỗn hợp cho thấy vai trò quan trọng của polyacrylamit. Sự xâm nhập của polyacrylamit và K2SO4 vào giữa các lớp bentonit làm cho khoảng cách lớp cơ bản của bentonit tăng lên đáng kể. Với hỗn hợp có tỉ lệ khối lượng K2SO4: bentonit: PAM là 80:20:0,25 viên phân bón kali có độ bền lớn nhất. Từ khóa: ảnh hưởng, phụ gia, phân bón, kali, nhả chậm MỞ ĐẦU* Trong sản xuất nông nghiệp, phân bón có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất và chất lượng nông sản. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng phân bón của cây trồng hiện nay là rất thấp: hiệu quả sử dụng phân ure đạt 30%45%, phân lân 40%-45%, kali 40%-50% [1], phần còn lại bị mất mát do nhiều nguyên nhân như do sự bay hơi của amoniac, sự biến đổi khí hậu, sự rửa trôi, xói mòn.Điều này làm tăng chi phí, giảm hiệu quả kinh tế và những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sinh thái và sức khỏe con người. Do đó, việc nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón là rất cần thiết, thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, nhà sản xuất phân bón [2]. Phân bón nhả chậm là một giải pháp hữu hiệu, kĩ thuật tiên tiến nhất cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng. Khi các chất dinh dưỡng được đưa vào nền polyme hoặc bọc .