Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết trình bày kết quả ứng dụng phần mềm Wolfram Mathematica 9.0 (WM) và Matlab để hỗ trợ giải bài tập mạch điện nâng cao vật lí 11. Các bài toán mạch điện thường có nhiều phương trình tùy thuộc vào số mắt mạng (nút mạng) trong mạch. Khi giải hệ các phương trình nhiều biến (hoặc nhiều phương trình vi phân) bằng phương pháp giải tích sẽ gặp rất nhiều khó khăn và tốn thời gian. | Khúc Hùng Việt và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 185(09): 117 - 121 VAI TRÒ CỦA PHẦN MỀM WOLFRAM 9.0 VÀ MATLAB TRONG VIỆC HỖ TRỢ GIẢI BÀI TẬP MẠCH ĐIỆN NÂNG CAO VẬT LÍ 11 Khúc Hùng Việt*, Phạm Hữu Kiên, Nguyễn Thị Minh Thủy Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Bài báo này trình bày kết quả ứng dụng phần mềm Wolfram Mathematica 9.0 (WM) và Matlab để hỗ trợ giải bài tập mạch điện nâng cao vật lí 11. Các bài toán mạch điện thường có nhiều phương trình tùy thuộc vào số mắt mạng (nút mạng) trong mạch. Khi giải hệ các phương trình nhiều biến (hoặc nhiều phương trình vi phân) bằng phương pháp giải tích sẽ gặp rất nhiều khó khăn và tốn thời gian. Khó khăn này được khắc phục bằng cách ứng dụng sự hỗ trợ của phần mềm WM và Matlab thông qua một số bài toán mạch điện. Kết quả cho thấy khi ứng dụng phần mềm WM và Matlab để giải một bài toán vật lý giúp giáo viên tiết kiệm rất nhiều thời gian. Từ khóa: WM, Matlab, mạch điện, hệ phương trình vi phân, câu lệnh MỞ ĐẦU* Kể từ khi máy tính ra đời, nó đã làm thay đổi mọi lĩnh vực trong đời sống con người. Trong dạy học, máy tính trở thành phương tiện hỗ trợ đắc lực cho giáo viên và học sinh. Công nghệ thông tin giúp cho giáo viên tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức trong quá trình chuẩn bị bài. Sự giải phóng sức lao động cho giáo viên khỏi các công việc giản đơn giúp người giáo viên có nhiều thời gian hơn cho sự đổi mới, sáng tạo trong dạy học. Các bài giảng điện tử trở nên phổ biến góp phần tạo nên sự hứng thú, tích cực của học sinh trong giờ học bên cạnh các phương tiện dạy học truyền thống. Trong điều kiện thiết bị thí nghiệm ở nhiều trường còn thiếu và lạc hậu, các thí nghiệm ảo (TNA) giúp học sinh dễ dàng quan sát các thí nghiệm vật lý, từ đó giúp học sinh hiểu rõ hơn bản chất của các hiện tượng vật lý. Các môn học về máy tính trở thành bắt buộc đối với sinh viên trong các trường đại học [1] [2] [3]. Thực tế đã chứng minh tính hiệu quả của phần mềm WM và Matlab trong giảng dạy và nghiên cứu đối với người .