Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Yếu tố bình đạm trong văn hóa cổ Trung Hoa trong thời gian gần đây rất được các nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu. Bài viết kế thừa những công trình đã có, triển khai những ý kiến mới đối với việc phân tích thơ Vương Duy. Nghĩa là, chúng tôi xem xét yếu tố bình đạm như là một cảm thức thẩm mĩ trong thơ ca và khảo sát sự triển khai của nó trong sáng tác của một tác giả cụ thể. | Cảm thức thẩm mĩ bình đạm trong thơ tứ tuyệt của Vương Duy Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP.HCM Số 20 năm 2010 CẢM THỨC THẨM MĨ BÌNH ĐẠM TRONG THƠ TỨ TUYỆT CỦA VƯƠNG DUY Nguyễn Diệu Minh Chân Như* TÓM TẮT Yếu tố bình đạm trong văn hóa cổ Trung Hoa trong thời gian gần đây rất được các nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu. Bài viết kế thừa những công trình đã có, triển khai những ý kiến mới đối với việc phân tích thơ Vương Duy. Nghĩa là, chúng tôi xem xét yếu tố bình đạm như là một cảm thức thẩm mĩ trong thơ ca và khảo sát sự triển khai của nó trong sáng tác của một tác giả cụ thể. ABSTRACT The aesthetic sense of “pingdan” in the four-line poem of Wang Wei The elements of pingdan in the ancient culture of China have recently been studied by many researchers. The author inherits many existing research pieces and develops the new ideas to analyze the poetry of Wang Wei. That means the pingdan elements are considered as the aesthetic sense in the poet and expanded in the specific author's work. Bình đạm là nhạt và phẳng lặng. Trong cách hiểu thông thường, đó là tính từ gợi sự liên tưởng đến những sắc thái tiêu cực (âm tính). Trong văn chương cổ Trung Hoa, bình đạm có nét nghĩa khác hơn: Đạm vẫn có nghĩa là nhạt, nhưng nhạt ở đây lại là một đặc sắc thẩm mĩ. Bình, vẫn có nghĩa là phẳng lặng, nhưng phẳng lặng ở đây lại chứa đựng chiều sâu bên trong nó. Ở đây, cái đẹp đã vượt qua sự trang sức thông thường, và nghệ thuật, do đó, không chỉ là chuyện làm đẹp. 1. Đã có nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước sử dụng những thuật ngữ khác nhau để biểu thị cùng một ý nghĩa: Ý nghĩa của cảm thức thẩm mĩ bình đạm trong văn học nghệ thuật cổ điển Trung Hoa. Trong tập tiểu luận Bàn về cái Nhạt của nhà nghiên cứu người Pháp, Francoise Jullien [6] yếu tố đạm đã được bàn tới một cách khá sâu sắc dưới nhiều * GV Khoa Ngữ văn, Trường ĐH Đồng Tháp 50 Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP.HCM Nguyễn Diệu Minh Châu Như góc độ. Trương Thị An Na trong quá