Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Với sự phong phú về số lượng và khả năng ứng dụng cao trong đời sống sinh hoạt, tục ngữ từ rất lâu đã được nhiều tác giả đề cập tới. Tuy nhiên đa phần các tác giả chủ yếu thiên về khai thác, nghiên cứu tục ngữ ở tư cách là một thể loại văn học dân gian. Do đó tục ngữ thường chỉ được tìm hiểu ở giá trị phản ánh đời sống, nhận thức, ở những đúc rút kinh nghiệm về tự nhiên, về xã hội. Cách tiếp cận ý nghĩa của tục ngữ từ phương diện ngôn ngữ học hầu như chưa được tìm hiểu một cách hệ thống. Trong bài viết này, sau khi trình bày sơ lược những quan điểm về nghĩa của tục ngữ của các nhà nghiên cứu trong nước, chúng tôi sẽ trình bày sâu hơn quan điểm về nghĩa biểu trưng của tục ngữ – như là một đề nghị về cách hiểu nghĩa của nó từ phương diện ngôn ngữ học. | Bàn thêm về nghĩa của tục ngữ Việt Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP.HCM Số 13 năm 2008 BÀN THÊM VỀ NGHĨA CỦA TỤC NGỮ VIỆT PHẠM THANH HẰNG* Với sự phong phú về số lượng và khả năng ứng dụng cao trong đời sống sinh hoạt, tục ngữ từ rất lâu đã được nhiều tác giả đề cập tới. Tuy nhiên đa phần các tác giả chủ yếu thiên về khai thác, nghiên cứu tục ngữ ở tư cách là một thể loại văn học dân gian. Do đó tục ngữ thường chỉ được tìm hiểu ở giá trị phản ánh đời sống, nhận thức, ở những đúc rút kinh nghiệm về tự nhiên, về xã hội. Cách tiếp cận ý nghĩa của tục ngữ từ phương diện ngôn ngữ học hầu như chưa được tìm hiểu một cách hệ thống. Trong bài viết này, sau khi trình bày sơ lược những quan điểm về nghĩa của tục ngữ của các nhà nghiên cứu trong nước, chúng tôi sẽ trình bày sâu hơn quan điểm về nghĩa biểu trưng của tục ngữ – như là một đề nghị về cách hiểu nghĩa của nó từ phương diện ngôn ngữ học. 1. Những quan niệm về nghĩa của Tục ngữ Tục ngữ, kho tri thức dân gian của dân tộc với nội dung phong phú, đa dạng bao quát được nhiều lĩnh vực từ tự nhiên đến xã hội, từ những kinh nghiệm quí báu được đúc kết trong quá trình lao động sản xuất của nhân dân đến những đạo lí mang tính nhân văn sâu sắc. Nhiều câu tục ngữ có tính khái quát cao, mang đậm nét triết lí, thậm chí có những câu tục ngữ còn được coi như chân lí, là kim chỉ nam soi rọi và dẫn dắt con người trong lĩnh vực đối nhân xử thế. Chu Xuân Diên trong cuốn Tục ngữ Việt Nam * đã nói: “Nếu những hiện tượng nêu lên trong tục ngữ được coi như là những hiện tượng tốt, những hiện tượng diễn ra đú ng như qui luật tồn tại và phát triển tự nhiên, xã hội con người và cuộc sống đòi hỏi, thì những nhận xét, phán đoán, kết luận của tục ngữ được xem như là những căn cứ cho một hành động, một thái độ đối xử nhất định nào đó.” 1.1. Bàn về nghĩa của tục ngữ, xuất phát từ việc nhìn nhận tục ngữ từ những bình diện ngôn ngữ khác nhau, các nhà nghiên cứu cũng đưa ra những nhận định và tiêu chí phân .