TAILIEUCHUNG - Bàn thêm về bình diện cú pháp và nghĩa cú pháp

Bài viết chủ yếu bàn về cách định nghĩa chủ ngữ, chúng tôi chưa có điều kiện phân tích cơ sở của ý kiến này, đặc biệt, chưa làm rõ các vấn đề: bản chất của bình diện cú pháp, đặc điểm, cách biểu hiện của ý nghĩa cú pháp, ranh giới giữa nó với nghĩa sâu và cơ cấu tổ chức, vị trí của nghĩa cú pháp trong các thuộc tính đặc trưng cho nội dung của các thành phần cú pháp của câu. | NGÔN NGỮ SỐ 6 2012 BÀN THÊM VỀ BÌNH DIỆN CÚ PHÁP VÀ NGHĨA CÚ PHÁP NGUYỄN VĂN LỘC 1. Đặt vấn đề . Câu là kiểu đơn vị rất phức tạp, có tổ chức nhiều mặt. Trong việc nghiên cứu câu, việc xác định các bình diện của câu, bản chất, phạm vi, ranh giới của chúng đến nay vẫn còn là những vấn đề tranh luận. Trong Ngữ pháp chức năng của Simon , các quan hệ chức năng trong câu được chỉ định ở các bình diện: chức năng ngữ nghĩa: tác thể, đích, tiếp thể. (agent, goad, recipient.); chức năng cú pháp: chủ ngữ, bổ ngữ (subject, object) và chức năng ngữ dụng: chủ đề, hậu đề, đề, tiêu điểm (theme, tail, topic, focus) [12, 26 - 27]. Ở , cú (Clause) được coi là một thực thể hỗn hợp được hình thành không phải bởi một mà ba bình diện cấu trúc. Ông gọi tên các bình diện này là: "cú như là một thông điệp, cú như là sự trao đổi và cú như là sự thể hiện" [6, 102]. Cấu trúc tạo cho cú như là một thông điệp ông gọi là cấu trúc đề ngữ [6, 107]. Cấu trúc tạo cho cú như là sự trao đổi về cơ bản tương ứng với cấu trúc cú pháp và bao gồm phần thức (ở tiếng Anh, gồm chủ ngữ và thành phần hữu định) và phần dư (gồm vị ngữ, bổ ngữ, phụ ngữ) [6, 155 - 166]. Cấu trúc tạo cho cú như là sự thể hiện tương ứng với cấu trúc ngữ nghĩa bao gồm các khái niệm chính như: quá trình, tham thể, chu cảnh “là những phạm trù ngữ nghĩa giải thích một cách khái quát nhất các hiện tượng của thế giới hiện thực” [6, 207 - 208]. Diệp Quang Ban cho rằng về phương diện tổ chức ngữ pháp, trong câu có bốn kiểu cấu trúc: cấu trúc nghĩa biểu hiện (với các thành tố như động thể, tiếp thể, đích.); cấu trúc thức (gồm phần thức và phần dư) cấu trúc cú pháp (với các thành tố như chủ ngữ, vị tố, tân ngữ.); cấu trúc đề (với các thành tố đề và thuyết [2, 46 - 47]. Cao Xuân Hạo xác định ba bình diện của câu (bình diện cú pháp, bình diện nghĩa học và bình diện dụng pháp) nhưng khác với một số tác giả khác, ông cho rằng trong tiếng Việt, cấu trúc chủ vị không có cương vị ngữ pháp trong cấu trúc cú .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.