Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết quan tâm đến việc khảo sát và phân tích thực trạng tổ chức, nhân sự quản lí các trường phổ thông dân lập, tư thục của Hà Nội hiện nay, thực trạng hoạt động quản lí cán bộ, giáo viên; thực trạng chất lượng cán bộ quản lí và giáo viên các trường phổ thông dân lập, tư thục thành phố Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục. | HNUE JOURNAL OF SCIENCE Educational Sciences, 2018, Volume 63, Issue 5, pp. 137-145 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0070 THỰC TRẠNG QUẢN LÍ TỔ CHỨC, NHÂN SỰ TẠI CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN LẬP, TƯ THỤC Ở HÀ NỘI Trương Thị Bích, Phan Trọng Ngọ Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Hiện tại, với loại hình trường ngoài công lập, thành phố Hà Nội có 40 trường tiểu học (TH), 20 trường trung học cơ sở (THCS) và 92 trường trung học phổ thông (THPT). Riêng THPT, năm 2013 có hơn 20 nghìn học sinh vào học lớp 10 (trong khi con số này ở trường công lập là 50 nghìn). Giáo dục phổ thông ngoài công lập đang đóng vai trò quan trọng trong giáo dục của Thủ đô. Để có cơ sở thực tiễn nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng quản lí nhà nước đối với các trường phổ thông dân lập, tư thục tại Hà Nội, rất cần có bức tranh tổng quát về thực trạng vấn đề này. Bài viết quan tâm đến việc khảo sát và phân tích thực trạng tổ chức, nhân sự quản lí các trường phổ thông dân lập, tư thục của Hà Nội hiện nay; thưc trạng hoạt động quản lí cán bộ, giáo viên; thực trạng chất lượng cán bộ quản lí và giáo viên các trường phổ thông dân lập, tư thục thành phố Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục. Từ khóa: Quản lí tổ chức, nhân sự, trường phổ thông dân lập, trường phổ thông tư thục, cơ quan quản lí nhà nước, đội ngũ cán bộ quản lí. 1. Mở đầu Từ những năm 90 của thế kỷ XX, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương xã hội hóa giáo dục nhằm thu hút mọi nguồn lực đầu tư cho giáo dục [5]. Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) của Đảng về định hướng chiến lược phát triển giáo dục đào tạo trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã đề ra chủ trương phát triển các trường bán công, dân lập ở những nơi có điều kiện kinh tế, xã hội phát triển, từng bước thành lập các trường tư thục nhằm thu hút các nguồn lực trong nhân dân. Sau gần 20 năm hình thành và phát triển, trường phổ thông ngoài công lập Việt Nam đã trải qua những bước thăng