Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Trong bài viết này, chúng tôi đi vào tập trung nghiên cứu làm sáng tỏ nội hàm của chiếm lĩnh tri thức trong dạy học, các thể hiện của chiếm lĩnh tri thức trong dạy học toán, đưa ra các căn cứ làm điểm tựa đề xuất 6 hoạt động chiếm lĩnh tri thức đó là: Hoạt động suy luận có lí và dự đoán, hoạt động liên tưởng và huy động kiến thức, hoạt động phê phán, hoạt động ngôn ngữ, hoạt động phát hiện vấn đề thông qua nghiên cứu, quan sát các hoạt động phát hiện, thực hành quy tắc thuật giải, tựa thuật giải. | HNUE JOURNAL OF SCIENCE Educational Sciences, 2018, Volume 63, Issue 5, pp. 59-73 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0062 HOẠT ĐỘNG CHIẾM LĨNH TRI THỨC CHO HỌC SINH TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC TOÁN - MỘT NGHIÊN CỨU LÍ THUYẾT Nguyễn Hữu Hậu Trường Đại học Hồng Đức Tóm tắt. Trong bài viết này, chúng tôi đi vào tập trung nghiên cứu làm sáng tỏ nội hàm của chiếm lĩnh tri thức trong dạy học; các thể hiện của chiếm lĩnh tri thức trong dạy học toán, đưa ra các căn cứ làm điểm tựa đề xuất 6 hoạt động chiếm lĩnh tri thức đó là: hoạt động suy luận có lí và dự đoán; hoạt động liên tưởng và huy động kiến thức; hoạt động phê phán; hoạt động ngôn ngữ; hoạt động phát hiện vấn đề thông qua nghiên cứu, quan sát các hình ảnh trực quan; hoạt động phát hiện, thực hành quy tắc thuật giải, tựa thuật giải. Trên cơ sở đó đề xuất một số định hướng bồi dưỡng các hoạt động chiếm lĩnh cho học sinh trong quá trình dạy học Toán. Từ khóa: Hoạt động, chiếm lĩnh tri thức, dạy học toán. 1. Mở đầu Trong đổi mới giáo dục hiện nay, việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) theo định hướng năng lực có vai trò hết sức quan trọng “quan điểm chung của đối mới PPDH đã được khẳng định là tổ chức cho học sinh (HS) được học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác tích cực, chủ động và sáng tạo mà cốt lõi là làm cho HS tích cực, chủ động chống lại thói quen học tập (HT) thụ động” [1] hay nói cách khác muốn dạy học (DH) toán có hiệu quả thì nhất thiết phải cho HS hoạt động, chỉ bằng con đường đó mới có thể làm cho HS nắm bắt tri thức (TT) một cách vững vàng. Trong Tâm lí học cũng có những khẳng định tương tự, chẳng hạn: Năng lực chỉ có thể được hình thành và phát triển thông qua hoạt động, do đó việc đổi mới PPDH Toán cũng không nằm ngoài quan điểm này. “Hoạt động” là một khái niệm khá phổ biến, đã có tương đối nhiều nghiên cứu xoay quanh vấn đề cấu trúc của hoạt động [2, 3] tuy nhiên trong từng hoàn cảnh khác nhau thì các dạng thức hoạt động, các cấp độ .