Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nguyễn Mộng Giác đã đưa vào, lắp ghép vào tác phẩm Sông Côn mùa lũ nhiều thể loại của các tiền văn bản, tạo ra sự liên văn bản, làm tiểu thuyết lịch sử ôm chứa, hòa trộn nhiều thể loại, khám phá sâu rộng các tầng vỉa của hiện thực. Ngôn ngữ cổ kính trang trọng, kết hợp với ngôn ngữ sinh hoạt thông tục, làm các nhân vật lịch sử hiện lên gần gũi, giống với con người ngoài đời thực, giúp tác giả đã xoáy sâu vào các vấn đề thế sự và luận giải lịch sử, đối thoại với người đọc về các vấn đề nhân sinh trên tinh thần nhân đạo. | HNUE JOURNAL OF SCIENCE Social Sciences, 2018, Volume 63, Issue 4, pp. 16-26 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1067.2018-0023 LIÊN VĂN BẢN TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ SÔNG CÔN MÙA LŨ CỦA NGUYỄN MỘNG GIÁC Nguyễn Thị Minh Phượng Trường Trung học phổ thông Cảm Nhân, Yên Bình, Yên Bái Tóm tắt. Nguyễn Mộng Giác đã đưa vào, lắp ghép vào tác phẩm Sông Côn mùa lũ nhiều thể loại của các tiền văn bản, tạo ra sự liên văn bản, làm tiểu thuyết lịch sử ôm chứa, hòa trộn nhiều thể loại, khám phá sâu rộng các tầng vỉa của hiện thực. Nhà văn đã xử lý tương đối thành công các tiền văn bản,du nhập và trích dẫn công khai vào trong thế giới nghệ thuật của Sông Côn mùa lũcác văn bản trước đónhiều thể loại như các thể loại thơ, tiểu thuyết, hịch, ca dao, tục ngữ, thành ngữ, biệt ngữ xã hội, thư từ, nhật kí , giúp chúng ta nhận ra một cuộc đối thoại lớn giữa cácnền văn hóa. Đặc biệt là sự đối thoại văn hóa, tương tác lời giữa các nhân vật khá sống động, giàu sức thuyết phục, tạo tiếng cười mang nhiều sắc thái, ý nghĩa khác nhauđể ca ngợi, châm biếm, đả kích, phê phán. Các thể loại khác nhau được lắp ghép vào đóng vai trò quan trọng trong cái cấu trúc của chỉnh thể, quy định hình thức tác phẩm. Tiểu thuyết lịch sử Sông Côn mùa lũ đã ngốn vào trong nó nhiều thể loại kể trên như là những hình thức chiếm lĩnh hiện thực bằng ngôn từ đã từng được tạo ra từ các tiền văn bản, được các thể loại khác gia công sơ bộ hiện thực cho nó. Ngôn ngữ cổ kính trang trọng, kết hợp với ngôn ngữ sinh hoạt thông tục, làm các nhân vật lịch sử hiện lên gần gũi, giống với con người ngoài đời thực, giúp tác giả đã xoáy sâu vào các vấn đề thế sự và luận giải lịch sử, đối thoại với người đọc về các vấn đề nhân sinh trên tinh thần nhân đạo. Từ khóa: Liên văn bản, Nguyễn Mộng Giác, Sông Côn mùa lũ, tiểu thuyết lịch sử. 1. Mở đầu Tiểu thuyết lịch sử - một thể loại được coi là thể loại khởi đầu của các loại tiểu thuyết, nó ôm trong mình nhiều các thể loại khác nhau do đặc .