Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nội dung bài viết trình bày vay mượn từ vựng là biểu hiện của kết quả tiếp xúc ngôn ngữ; dấu hiệu tiếp xúc theo sự phát triển của lịch sử ngôn ngữ; dấu hiệu ảnh hưởng của tiếng Việt vào tiếng Khmer; dấu hiệu ảnh hưởng của tiếng Khmer vào tiếng Việt. | Một số dấu hiệu về tiếp xúc ngôn ngữ Việt – Khmer tại tỉnh Trà Vinh Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP.HCM Số 13 năm 2008 MỘT SỐ DẤU HIỆU VỀ TIẾP XÚC NGÔN NGỮ VIỆT - KHMER TẠI TỈNH TRÀ VINH NGUYỄN THỊ HUỆ* 1. Vay mượn từ vựng là biểu hiện của kết quả tiếp xúc ngôn ngữ Khi ngôn ngữ thứ hai được nhiều người song ngữ sử dụng thì thường thấy xuất hiện các từ vựng của ngôn ngữ thứ hai khi sử dụng ngôn ngữ thứ nhất - Weinreich gọi là nonce borrowings (tạm dịch: vay mượn đặt ra để dùng trong một trường hợp nhất định) (Weinreich 1968:47). Vay mượn từ vựng thường dẫn đến sự thay đổi về phát âm ở ngôn ngữ tiếp nhận. Các minh hoạ sau đây với ngôn ngữ thứ nhất là Việt, ngôn ngữ tiếp nhận là Khmer chứng minh rằng có sự điều chỉnh phát âm khi tiếp nhận từ ngữ vay mượn (các từ vay mượn trong kho từ vựng Việt, các địa danh ở vùng Trà Vinh). Sự thay đổi ấy thể hiện qua việc tiếp nhận nguyên vẹn từ vựng hoặc có thể điều chỉnh, lược âm, nhược hoá để làm cho việc phát âm từ vựng ngoại lai ấy trở nên dễ hơn và quen thuộc hơn. 2. Dấu hiệu tiếp xúc theo sự phát triển của lịch sử ngôn ngữ Trong tiếng Việt, lịch sử biến đổi ngữ âm là một biện pháp sản sinh từ mới. Từ mới có thể mượn tất cả các nghĩa hoặc chỉ mượn một nghĩa của từ gốc. Ví dụ: lúa mượn từ sro (còn đọc là lọ của gốc Mon-Khmer và thóc mượn từ suk (túc) gốc Hán). Phương pháp biến âm tạo từ chỉ xảy ra trong một giai đoạn lịch sử nhất định chứ không xảy ra thường xuyên và kéo dài đến thời gian gần đây. Các từ gốc Khmer thuộc cơ chế ngữ âm khác: có phụ tố, tiền âm tiết và không có thanh điệu (như khvay, chhvơ) khi vào tiếng Việt chúng theo xu hướng cường hoá tức là biến phụ tố và tiền âm tiết thành âm tiết phụ và tạo ra từ song tiết hoặc đa tiết. Từng âm tiết trong từ mới, do đó, không thể có ý nghĩa gì trong tiếng Việt, khiến những từ mới này mang dáng dấp ngoại lai rõ rệt, ví dụ: * ThS, Trường Đại học Trà Vinh 76 Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP.HCM Nguyễn Thị Huệ chrohom chồm hỗm chho