Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Trong nội dung bài viết, chúng tôi đưa ra quan điểm đối sánh giữa cặp đôi nhân vật Đức Thánh Trần và Phạm Nhan về truyền thuyết và tục thờ. Trong đó Đức Thánh Trần là đại diện cho hình tượng người anh hùng trong truyền thuyết và tiêu biểu cho hiện tượng tín ngưỡng thờ phúc thần của người Việt. Còn Phạm Nhan đại diện cho loại nhân vật kẻ thù, là hiện tượng tiêu biểu cho tín ngưỡng thờ ác thần. Một cặp nhân vật - hai bản chất, hai hiện tượng tín ngưỡng đã cho thấy những màu sắc khác nhau trong đời sống văn hóa văn học dân tộc. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 1, pp. 68-73 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1067.2018-0010 SỰ TƯƠNG PHẢN GIỮA ĐỨC THÁNH TRẦN VỚI PHẠM NHAN VỀ TRUYỀN THUYẾT VÀ TỤC THỜ Đoàn Thị Ngọc Anh Khoa Ngữ văn & Địa lí, Đại học Hải Phòng Tóm tắt. Trong nội dung bài viết, chúng tôi đưa ra quan điểm đối sánh giữa cặp đôi nhân vật Đức Thánh Trần và Phạm Nhan về truyền thuyết và tục thờ. Trong đó Đức Thánh Trần là đại diện cho hình tượng người anh hùng trong truyền thuyết và tiêu biểu cho hiện tượng tín ngưỡng thờ phúc thần của người Việt. Còn Phạm Nhan đại diện cho loại nhân vật kẻ thù, là hiện tượng tiêu biểu cho tín ngưỡng thờ ác thần. Một cặp nhân vật - hai bản chất, hai hiện tượng tín ngưỡng đã cho thấy những màu sắc khác nhau trong đời sống văn hóa văn học dân tộc. Từ khóa: Đức Thánh Trần, Phạm Nhan, sự tương phản, truyền thuyết, tục thờ. 1. Mở đầu Cặp nhân vật Đức Thánh Trần và Phạm Nhan trong truyền thuyết cũng như trong đời sống văn hóa dân gian có mối liên kết đặc biệt. Nghiên cứu về hiện tượng nhân vật sóng đôi này đã có một số ý kiến bày tỏ sự tương phản giữa hai hình thức tín ngưỡng, ở đó Đức Thánh Trần tiêu biểu cho hiện tượng thờ phúc thần còn Phạm Nhan tiêu biểu cho loại tín ngưỡng thờ ác thần, thờ thần nhảm nhí. Công trình Thần, người và đất Việt, tác giả Tạ Chí Đại Trường có viết: “Mối liên hệ thờ cúng giữa Phạm Nhan và Trần Hưng Đạo chứng tỏ một thần nhảm nhí giữ được hương khói đến năm trăm năm không phải vì không có một Địch Nhân Kiệt như nhà nho thế kỉ XVIII đã than thở (ý nói Vũ Phương Đề) mà vì người dân đã biết cách lập được một cơ cấu truyện tích để ghép thần của họ với một vị phúc thần của nhà Trần. . . Uy thế của người chiến thắng của Trần Quốc Tuấn làm cho ông có được tư thế cao hơn nữa, xứng đáng là phúc thần của đất hương hỏa, đủ quyền áp đảo các thần nhảm nhí ở địa phương, trong đó có thần Nhan” [5]. Tác giả Phạm Quỳnh Phương khi Tìm hiểu hiện tượng tín ngưỡng Đức .