Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nghiên cứu này nhằm mục tiêu khảo sát sự tồn tại của 12 ARGs kháng lại 9 loại kháng sinh trong bùn bể tự hoại tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Trong nghiên cứu này, chúng tôi thu thập 26 mẫu bùn phân ở Hà Nội và 24 mẫu ở thành phố Hồ Chí Minh. | Tạp chí Khoa học & Công nghệ Số 3 7 Ô nhiễm của gene kháng thuốc (ARGs) trong bùn bể tự hoại ở Việt Nam Nguyễn Trà Mi1,*, Hồ Tá Giáp1, Nguyễn Xuân Bình2, Nguyễn Hồ Các Dung2 1 2 Viện Kĩ thuật Công nghệ cao Nguyễn Tất Thành, Đại học Nguyễn Tất Thành Khoa Hóa - Thực phẩm - Môi trường, Đại học Nguyễn Tất Thành * mi.nguyentra@gmail.com Tóm tắt Nghiên cứu này nhằm mục tiêu khảo sát sự tồn tại của 12 ARGs kháng lại 9 loại kháng sinh trong bùn bể tự hoại tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Trong nghiên cứu này, chúng tôi thu thập 26 mẫu bùn phân ở Hà Nội và 24 mẫu ở thành phố Hồ Chí Minh. Sự hiện diện của các ARG đã được kiểm tra theo hai hướng: (1) tách chiết DNA trực tiếp từ các mẫu bùn, sau đó tiến hành PCR khảo sát sự hiện diện của ARGs; (2) phân lập E. coli từ mẫu bùn, tách chiết DNA E. coli để khảo sát sự hiện diện của ARGs. Kết quả xác định gene kháng thuốc trên E. coli tại Hà Nội và Tp.HCM tương ứng là 0 và 44% kháng Streptomycin; 50% và 40% kháng Sulfonamide; 0 và 4% kháng Erythromycin; 0 và 65% kháng Chloramphenicol; 100% và 98% kháng Tetracycline; 50% và 16% kháng Trimethoprim; 100% và 30% kháng βLactams; 0 và 0 kháng Gentamycin; không có gene kháng Quinolone. Nhận 16.01.2018 Được duyệt 16.08.2018 Công bố 20.09.2018 Từ khóa Gene kháng thuốc, bùn bể tự hoại ® 2018 Journal of Science and Technology - NTTU 1 Đặt vấn đề Thực trạng kháng thuốc kháng sinh đang là vấn đề toàn cầu. Sự kháng thuốc kháng sinh trở thành hiểm họa khi các vi sinh vật gây bệnh có thể tồn tại dưới tác động của thuốc kháng sinh[1]. Theo báo cáo của Trung tâm Phòng chống Bệnh tật Châu Âu (ECDC), hằng năm ở Châu Âu có trên 25.000 bệnh nhân chết vì nhiễm phải vi khuẩn đa kháng thuốc. Các vi khuẩn kháng thuốc như MRSA, vi khuẩn tiết ESBL tăng lên rõ rệt hằng năm. Cũng theo ECDC, vi khuẩn tiết ESBL đã tăng 6 lần trong vòng 4 năm từ 2005 đến 2009. Ở Việt Nam, tại các bệnh viện lớn như Bệnh viện Bạch mai, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện .