Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết trình bày đặc điểm phát triển kĩ năng vận động tinh, cũng như đề xuất một số biện pháp phát triển kĩ năng vận động tinh cho trẻ lứa tuổi 18-24 tháng. | Đôi nét về việc phát triển kĩ năng vận động tinh cho trẻ 18-24 tháng JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0234 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8C, pp. 139-146 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn ĐÔI NÉT VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG VẬN ĐỘNG TINH CHO TRẺ 18 - 24 THÁNG Nguyễn Lan Dung1 , Nguyễn Thị Thanh Bình2 1 Khoa Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh 2 Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh Tóm tắt. Kĩ năng vận động tinh đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của trẻ mầm non. Cụ thể, vận động của đôi tay được phát triển tốt sẽ thúc đẩy trẻ phát triển trí não, ngôn ngữ, kĩ năng tự phục vụ và các kĩ năng sống khác. Bài viết trình bày đặc điểm phát triển kĩ năng vận động tinh, cũng như đề xuất một số biện pháp phát triển kĩ năng vận động tinh cho trẻ lứa tuổi 18 - 24 tháng. Từ khóa: Kĩ năng vận động tinh, trẻ 18-24 tháng, kĩ năng sống 1. Mở đầu Trong những năm gần đây, vấn đề về những biện pháp nhằm phát triển kĩ năng vận động tinh cho trẻ nhỏ đã và đang thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Cụ thể là đã có nhiều công trình khoa học, ấn phẩm liên quan đến vấn đề này. Maria Montessori - một bác sĩ đồng thời là một nhà giáo dục người Ý cho rằng trẻ nhỏ, đặc biệt là trong giai đoạn trước 3 tuổi cần “làm việc” trong môi trường có học cụ là vật thật thu nhỏ, nhằm hướng đến việc trẻ tự mình chăm sóc bản thân và tham gia lao động vừa sức qua đó phát triển kĩ năng vận động tinh [4]. Moira Pieterse (1989) đã nghiên cứu về vận động tinh tập trung vào việc can thiệp và trị liệu. Tài liệu “Từng bước nhỏ một-Kĩ năng vận động tinh” của tác giả dùng cho trẻ bị suy yếu thị lực hoặc bị hạn chế khả năng điều khiển vận động. Tài liệu này cung cấp cách đánh giá, nguyên lí thực hiện các bài tập đảm bảo trẻ được thực hành mọi lúc mọi nơi [5]. Tiến sĩ Đặng Hồng Phương đã tổng hợp một số công trình .