Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết phân tích một số văn bản pháp lí về giáo dục hòa nhập (GDHN) của quốc tế và một số văn bản pháp lí về GDHN tiêu biểu của Việt Nam để thấy rằng pháp luật Việt Nam đã cụ thể hoá pháp luật quốc tế đồng thời vận dụng phù hợp với điều kiện và bối cảnh tổ chức GDHN tại Việt Nam. | Giáo dục hòa nhập - góc nhìn từ chính sách JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0224 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8C, pp. 58-65 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn GIÁO DỤC HOÀ NHẬP - GÓC NHÌN TỪ CHÍNH SÁCH Đào Thị Bích Thủy Trung tâm Đào tạo và Phát triển Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài báo phân tích một số văn bản pháp lí về giáo dục hòa nhập (GDHN) của quốc tế và một số văn bản pháp lí về GDHN tiêu biểu của Việt Nam để thấy rằng pháp luật Việt Nam đã cụ thể hoá pháp luật quốc tế đồng thời vận dụng phù hợp với điều kiện và bối cảnh tổ chức GDHN tại Việt Nam. Phân tích cũng cho thấy về cơ bản chính sách GDHN của Việt Nam đã phản ánh những nguyên tắc cốt lõi của luật pháp và các chính sách quốc tế về đảm bảo quyền “tham gia đầy đủ và hiệu quả vào xã hội” đối với người có nhu cầu đặc biệt đồng thời đảm bảo: Quyền đối với Tiếp cận giáo dục, Quyền đối với Chất lượng giáo dục và Quyền được Tôn trọng trong môi trường giáo dục. Từ khóa: Giáo dục hoà nhập, chính sách giáo dục hoà nhập, giáo dục cho mọi người. 1. Mở đầu Chính sách về giáo dục hòa nhập (GDHN) được thể hiện rõ ràng và đầy đủ nhất trong hệ thống các văn bản pháp lí. Hơn 30 năm qua, các tuyên bố và cam kết quốc tế đã có những tác động có ý nghĩa trong việc thúc đẩy GDHN cho người khuyết tật. Năm 1975, Tuyên bố của Liên Hợp Quốc về Quyền của người khuyết tật (UN Declaration of the Rights of Disabled Persons) đã kêu gọi các quốc gia khuyến khích hoà nhập cho người khuyết tật trong mọi khía cạnh cuộc sống cả về kinh tế và xã hội. Tuyên bố thế giới về Giáo dục cho mọi người (Education for All-EFA) được thông qua ở Jomtien, Thái Lan năm 1990 đã đưa ra một cái nhìn tổng thể: phổ cập tiếp cận giáo dục cho tất cả trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn,thúc đẩy bình đẳng. GDHN là một quá trình tăng cường năng lực cho hệ thống giáo dục để tiếp cận với mọi người học và vì thế, GDHN được