Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Phát triển tư duy cho học sinh là mục tiêu quan trọng trong quá trình dạy học. Các nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra rằng tư duy là kĩ năng và có thể phát triển được thông qua các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực. Bài viết này đưa ra 4 kĩ thuật (6 chiếc mũ tư duy, C-E-C, Bắc cầu và Ghép đôi-chia sẻ) được sử dụng để phát triển tư duy cho học sinh. Mỗi kĩ thuật được phân tích về ý nghĩa, các bước tiến hành cụ thể và minh họa qua các ví dụ trong chương trình môn Địa lí lớp 12. | HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2019-0011 Educational Sciences, 2019, Volume 64, Issue 1, pp. 99-107 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn VẬN DỤNG MỘT SỐ KĨ THUẬT DẠY HỌC NHẰM PHÁT TRIỂN TƯ DUY CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ (MINH HỌA TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÍ 12) Nguyễn Tú Linh Khoa Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Phát triển tư duy cho học sinh là mục tiêu quan trọng trong quá trình dạy học. Các nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra rằng tư duy là kĩ năng và có thể phát triển được thông qua các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực. Bài báo này đưa ra 4 kĩ thuật (6 chiếc mũ tư duy, C-E-C, Bắc cầu và Ghép đôi-chia sẻ) được sử dụng để phát triển tư duy cho học sinh. Mỗi kĩ thuật được phân tích về ý nghĩa, các bước tiến hành cụ thể và minh họa qua các ví dụ trong chương trình môn Địa lí lớp 12. Từ khóa: Kĩ thuật dạy học, phát triển tư duy học sinh, dạy học Địa lí. 1. Mở đầu Tư duy của HS trong quá trình học tập là quá trình nhận thức lí tính nhằm hình thành tri thức mới về các mối liên hệ, về bản chất của các đối tượng nhận thức. Các nghiên cứu thực nghiệm của tâm lí học và giáo dục học đã chỉ ra rằng nếu giáo viên (GV) sử dụng các phương pháp dạy học tích cực và học sinh (HS) được thực hành các thao tác tư duy thường xuyên thì có thể phát triển tư duy cho HS một cách toàn diện [1]. Bài báo này lựa chọn các kĩ thuật dạy học phát triển tư duy dựa trên 2 quan điểm: dạy học định hướng tư duy (Thinking Based Learning-TBL) của R. Swartz và nhìn thấy tư duy (Making thinking visible) của R.Ritchhart, M.Church và K.Morrison. Theo đó, GV vừa dạy kiến thức vừa rèn luyện các thao tác tư duy cho HS và kết hợp sử dụng các công cụ tư duy [10]. GV cũng cần làm cho các em “nhìn” thấy được quá trình tư duy của mình và dần dần cải thiện chúng [11]. Đề cập đến các phương pháp dạy học phát triển tư duy cho HS, R.J.Sternberg và R.Paul, L.Elder khẳng định phương pháp tốt nhất chính là cung cấp cho các em nền tảng kiến thức vững vàng và