Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết này muốn làm rõ những quan điểm của Khổng Tử về vấn đề dạy và học, như những giá trị cần phải kế thừa trong quá trình đổi mới phương pháp dạy và học hiện nay. Đó là những quan điểm về phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm cũng như những quan điểm về nhiệm vụ, tính tích cực chủ động của người học trong việc khám phá, chinh phục và làm chủ kiến thức. | Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät QUAN ĐIỂM CỦA KHỔNG TỬ VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC - Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC ĐẠI HỌC HIỆN NAY Đỗ Văn Vinh* TÓM TẮT Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học đang được đặt ra trong mấy năm trở lại đây, nó trở thành một đề tài được nhiều nhà sư phạm, nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Đổi mới không có nghĩa là vứt bỏ cái cũ để xây dựng một cái mới hoàn toàn mà đổi mới phải dựa trên cơ sở kế thừa những giá trị cũ. Bài viết này muốn làm rõ những quan điểm của Khổng Tử về vấn đề dạy và học, như những giá trị cần phải kế thừa trong quá trình đổi mới phương pháp dạy và học hiện nay. Đó là những quan điểm về phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm cũng như những quan điểm về nhiệm vụ, tính tích cực chủ động của người học trong việc khám phá, chinh phục và làm chủ kiến thức. 1. Đặt vấn đề Nho học đã từng là bệ đỡ tư tưởng trong suốt chiều dài của chế độ phong kiến Trung Hoa cũng như Việt Nam. Mặc dù, hiện nay vai trò đó không còn nữa nhưng những ảnh hưởng của Nho học không phải là không còn, ngay cả trong lĩnh vực mà chúng ta đã từng có lúc phê phán đó là giáo dục Nho học. Quan điểm của người sáng lập Nho học – Khổng Tử về vấn đề này là rất toàn diện, từ quan điểm về vai trò, đối tượng, mục tiêu, nội dung của giáo dục đến phương pháp dạy và học tất cả đều có những điểm tích cực và tiến bộ đáng để chúng ta học tập nhất là trong giai đoạn mà chúng ta đang đẩy nhanh việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học hiện nay. Khổng Tử khẳng định giáo dục có vai trò rất lớn, nhưng để con người ta có thể tiếp thu được kiến thức thì phải có phương pháp dạy và học phù hợp. Vì vậy, Khổng Tử đã đề ra một hệ thống phương pháp dạy và học cho đến ngày nay vẫn còn nhiều giá trị, được các nhà nghiên cứu giáo dục coi là điểm rực rỡ nhất trong tư tưởng giáo dục của Khổng Tử, cung cấp nhiều bài học tham khảo cho giáo dục hiện nay. 2. Về phương pháp giảng dạy Khổng Tử chú trọng phương pháp gợi mở, đối thoại giữa thầy và trò, giữa