TAILIEUCHUNG - Nho giáo và đào tạo con người nhân, lễ

Bài viết "Nho giáo và đào tạo con người nhân, lễ" trình bày những quan điểm của Không Tử, Tuân Tử và Mạnh Tử về nhân, lễ trong Nho giáo. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, . | NHO GIÁO VÀ ĐÀO TẠO CON NGƯỜI NHÂN, LỄ NGUYỄN VĂN NỘI Nhân loại đang bước những bước đầu tiên vào thiên niên kỷ thứ ba với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin đã làm biến đổi sâu sắc cuộc sống của con người về thế giới quan cũng như nhân sinh quan. Hàng loạt hệ giá trị thay đổi đã khiến cho các nhà tư tưởng cũng như chính trị gia phải tìm ra một hướng đi phù hợp và tư tưởng Nho gia, với việc giáo dục và đào tạo con người nhân, lễ đã là một hình thái giúp họ có được một niềm tin vững chắc vào chiến lược phát triển con người, phát triển đất nước. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, các xã hội theo Nho giáo đã giữ được sự ổn định trong gia đình và trật tự ngoài xã hội, củng cố được mối cương thường chính là đã sống theo những qui tắc nhân, lễ của Nho gia. Nhân, lễ đã trở thành một điều quan trọng bậc nhất trong quản lý đất nước và gia đình. Người khai sáng học thuyết Nho gia là Khổng Tử (551-479 trước CN) tên là Khâu, tự Trọng Ni, người nước Lỗ. Ông là người đầu tiên mở trường tư dạy học và dẫn học trò đi chu du khắp nơi để truyền bá tư tưởng của mình, nhưng vì lý tưởng chính trị và phương án cải cách của ông không phù hợp với thời thế lúc bấy giờ nên ông đã thất vọng trở về nước Lỗ, tập trung sức lực biên tập, chỉnh lý sách vở cũng như những tư tưởng trong dân gian tập hợp thành sáu bộ (đời sau gọi là “lục kinh”): Dịch, Thi, Thư, Lễ, Nhạc và Xuân Thu. Việc làm này đã có cống hiến to lớn trong việc gìn giữ và truyền bá văn hoá cổ đại Trung Quốc cũng như phương Đông. Sau khi Khổng Tử chết, Nho gia chia làm nhiều phái nhưng tựu trung lại chỉ có hai phái được coi là chính yếu là Mạnh Tử và Tuân Tử. Mạnh Tử đi sâu tìm hiểu bản tính con người trên cơ sở nhân học của Khổng Tử, đề ra thuyết “tính thiện” cho rằng “thiên mệnh quyết định nhân sự nhưng con người có thể qua việc tu tâm dưỡng tính mà nhận thức được thế giới khách quan”. Phát triển truyền thống trọng lễ của Nho gia nhưng trái với Mạnh Tử, Tuân Tử lại cho rằng con .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.