Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Luận án thông qua nghiên cứu đặc điểm của tổ hợp song tiết Hán-Việt, luận án góp phần vào việc nghiên cứu sâu hơn nữa về từ Hán-Việt nói riêng và hiện tượng vay mượn nói chung, đồng thời, góp phần vào việc chuẩn hóa tiếng Việt và vấn đề giảng dạy tiếng Việt với tư cách là bản ngữ cho người Việt, ngoại ngữ cho người Trung Quốc cũng như tiếng Hán với tư cách là ngoại ngữ đối với người Việt. | Nghiên cứu đặc điểm các tổ hợp song tiết Hán Việt (có đối chiếu với tiếng Hán) ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN LA VĂN THANH (LUO WENQING) NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CÁC TỔ HỢP SONG TIẾT HÁN VIỆT (CÓ ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG HÁN) Chuyên ngành : Lí luận ngôn ngữ Mã số : 62. 22 .01.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC HÀ NỘI, 2010 Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn Đại học Quốc gia Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Văn Khang Phản biện 1: PGS.TS Lê Xuân Thại Viện ngôn ngữ học Phản biện 2: PGS.TS Hà Quang Năng Viện Từ điển học & Bách Khoa thư Việt Nam Phản biện 3: PGS.Ts Vũ Đức Nghiệu Trường Đại học KHXH & NV, Đại học Quốc gia Hà Nội Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước họp tại: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Việt Nam vào hồi giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc Gia Việt Nam - Trung tâm thông tin-thư viện, Đại học Quốc Gia Hà Nội MỞ ĐẦU 01. Lý do lựa chọn đề tài Tổ hợp song tiết Hán-Việt là đối tượng nghiên cứu của luận án. Với con số thống kê là 10 900 trên tổng số 39 924 đơn vị từ vựng tiếng Việt, chiếm tỉ lệ 27,3%.Tổ hợp ghép Hán Việt có vai trò quan trọng trong vốn từ tiếng Việt và trong tương lai, với lợi thế tạo từ, loại tổ hợp này sẽ còn tăng lên đáng kể. Tổ hợp song tiết Hán Việt đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhà Việt Ngữ học. Ở Việt Nam, tổ hợp song tiết Hán Việt chủ yếu được khảo sát ở mặt cấu tạo từ, ngữ nghĩa và sử dụng cũng như việc biên soạn chúng trong các cuốn từ điển tiếng Việt. Tuy nhiên, việc nghiên cứu này chưa thành hệ thống mà mới chỉ dừng lại ở một mục nhỏ trong các công trình chung. Ở Trung Quốc, thành quả nghiên cứu về từ Hán Việt không nhiều, chủ yếu tập trung vào nghiên cứu, khảo sát tiếng Việt với