Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Cây sắn có nhiều sâu bệnh hại, trong đó rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti Matile-Ferrero (Hemiptera: Pseudococcidae) là loài có khả năng lây lan nhanh nếu gặp điều kiện nhiệt độ và thức ăn thích hợp. Nghiên cứu này được tiến hành trong phòng thí nghiệm nhằm xác định ảnh hưởng của 6 mức nhiệt độ (20; 22,5; 25; 27,5; 30 và 32,5 °C) đến sự sinh trưởng và phát triển của rệp sáp bột hồng. Kết quả cho thấy khi nhiệt độ càng cao thời gian phát dục của rệp qua các tuổi càng rút ngắn. | Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; ISSN 2588–1191 Tập 127, Số 3B, 2018, Tr. 59–69; DOI: 10.26459/hueuni-jard.v127i3B.4685 ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ ĐẾN MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA RỆP SÁP BỘT HỒNG HẠI SẮN PHENACOCCUS MANIHOTI MATILE-FERRERO Hoàng Hữu Tình1, *, Trần Đăng Hòa1, Ngô Đắc Chứng2 Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế, 102 Phùng Hưng, Huế, Việt Nam 1 2 Trường Đại học Sư Phạm, Đại học Huế, 34 Lê Lợi, Huế, Viet Nam Tóm tắt: Cây sắn có nhiều sâu bệnh hại, trong đó rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti Matile-Ferrero (Hemiptera: Pseudococcidae) là loài có khả năng lây lan nhanh nếu gặp điều kiện nhiệt độ và thức ăn thích hợp. Nghiên cứu này được tiến hành trong phòng thí nghiệm nhằm xác định ảnh hưởng của 6 mức nhiệt độ (20; 22,5; 25; 27,5; 30 và 32,5 °C) đến sự sinh trưởng và phát triển của rệp sáp bột hồng. Kết quả cho thấy khi nhiệt độ càng cao thời gian phát dục của rệp qua các tuổi càng rút ngắn. Thời gian phát dục từ trứng đến trưởng thành là ngắn nhất ở 32,5 °C và dài nhất ở 20 °C. Nhiệt độ càng cao thì thời gian sống của rệp trưởng thành càng ngắn. Rệp trưởng thành có khả năng đẻ trứng ở 20 °C. Khi nhiệt độ tăng, số lượng trứng đẻ và tỷ lệ sinh sản tăng và đạt cao nhất ở 30 °C. Rệp bắt đầu đẻ trứng vào 4,1 ngày sau vũ hóa ở 30 °C và 3,1 ngày sau vũ hóa ở 32,5 °C, sớm hơn so với ở nhiệt độ thấp hơn. Số lượng trứng đẻ cao nhất vào ngày thứ 5 và 6 sau vũ hóa ở 25–30 °C và 9–10 ngày sau vũ hóa ở 20–22,5 °C. Từ khóa: khả năng đẻ trứng, nhiệt độ, phát dục, Phenacoccus manihoti, rệp sáp bột hồng hại sắn 1 Đặt vấn đề Cây sắn Manihoti esculenta Crantz có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới của châu Mỹ La Tinh và sau đó được di chuyển đến nhiều nơi trên thế giới [5]. Hiện nay sắn được xem là cây lương thực quan trọng trong nền nông nghiệp thế giới, được trồng nhiều ở các nước nhiệt đới thuộc Châu Phi, Nam Mỹ và Châu Á. Ở Việt Nam, sắn là cây trồng có nhiều công dụng trong chế biến công nghiệp, làm thức ăn cho gia súc và thực phẩm cho