Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Đề tài này được tiến hành với mục tiêu nhằm xác định tỉ lệ đáp ứng kháng sinh trị liệu trong viêm phổi cộng đồng ở trẻ 2-59 tháng, điều trị nội trú tại khoa hô hấp bệnh viện Nhi Đồng 1 năm 2006-2007. bài viết để nắm rõ nội dung chi tiết của đề tài nghiên cứu này. | Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học NHẬN XÉT VỀ KẾT QUẢ ĐÁP ỨNG KHÁNG SINH TRỊ LIỆU TRONG VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Ở TRẺ TỪ 2 – 59 THÁNG TẠI KHOA HÔ HẤP BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 NĂM 2006-2007 Nguyễn Phước Trương Nhật Phương*, Phan Hữu Nguyệt Diễm** TÓM TẮT Mục tiêu: xác định tỉ lệ đáp ứng kháng sinh trị liệu trong viêm phổi cộng đồng ở trẻ 2-59 tháng, điều trị nội trú tại khoa hô hấp bệnh viện Nhi Đồng 1 năm 2006-2007. Phương pháp: tiền cứu, cắt ngang mô tả Kết quả: có 268 trẻ vào nghiện cứu. Kháng sinh bước 1 sử dụng chủ yếu là Cephalosporin thế hệ 3: Ceftriaxone 216 trẻ (80,6%), Cefotaxime 50 trẻ (18,6%). Tỷ lệ thành công của kháng sinh bước 1 là 93,7% (251 trẻ) với cách dùng đơn trị 92,6% (200 trẻ), đường dùng tiêm bắp ngày một lần 84,7% (183 trẻ). 7 đặc điểm không ảnh hưởng lên kết quả đáp ứng kháng sinh trị liệu bước 1 (p> 0,05): tuổi, giới, tiền căn viêm phổi, dùng kháng sinh uống trước nhập viện, tình trạng dinh dưỡng, kiểu viêm phổi trên X quang và kiểu phối hợp kháng sinh. 4 đặc điểm có ảnh hưởng lên kết quả đáp ứng kháng sinh trị liệu bước 1 (p 0.05) are age, sex, oral antibiotics before admission, pre-pneumonia, nutritional st atus, pneumonic type on chest X- ray, antibiotics combination. Four characteristics related with the results responsible for initial antibiotics (p21. Xử lý và phân tích số liệu Nhập bằng phần mềm Epi-Info và phân tích bằng Stata 8.0. KẾT QUẢ Đặc tính tổng quát mẫu nghiên cứu Nhóm tuổi Nhi Khoa 50 41 40 39.6 110 52 106 30 nhóm tuổi 19.4 20 10 0 2-<12 th 12-<24 th 24-59 th Biểu đồ 1: Nhóm tuổi Giới tính 153 nam (57,1%), 115 nữ (42,9%) Thời gian bệnh trước nhập viện Trung bình là 5,61 ± 2,52 ngày (2 – 13 ngày) Điều trị trước nhập viện 253 trẻ (94,4%) có điều trị trước nhập viện, tỉ lệ dùng kháng sinh 143 trẻ (53,4%) và nghi ngờ dùng kháng sinh 110 trẻ (41%), 15 trẻ (5,6%) không điều trị trước. Kháng sinh được sử dụng nhiều là Cefaclor (39,8%), Augmentin (22,4%) và Cefixime .