Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Đề tài này được tiến hành với mục tiêu nhằm xác định hiệu quả cải thiện chức năng hô hấp sau điều trị phối hợp salmeterol/fluticasone (S/F) dạng hít định liều đối với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) ở giai đoạn ổn định. Nghiên cứu tiến hành trên tất cả bệnh nhân được chẩn đoán BPTNMT ở giai đoạn ổn định tại phòng khám ngoại trú của bệnh viện Phạm., | Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học HIỆU QUẢ CẢI THIỆN CHỨC NĂNG HÔ HẤP SAU BƠM HÍT SALMETEROL/ FLUTICASONE TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH Trương Văn Vĩnh**, Quang Văn Trí*, Ngô Thanh Bình* TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định hiệu quả cải thiện chức năng hô hấp sau điều trị phối hợp Salmeterol/Fluticasone (S/F) dạng hít định liều đối với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) ở giai đoạn ổn định. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thực nghiệm lâm sàng, có đối chứng. Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán BPTNMT ở giai đoạn ổn định tại phòng khám ngoại trú của bệnh viện Phạm Ngọc Thạch trong thời gian từ 08/2004 đến 03/2005, được phân thành hai nhóm: (1) nhóm điều trị dùng S/F dạng hít định liều và (2) nhóm chứng dùng ventolin. Kết quả: Có 41 trường hợp được đưa vào nghiên cứu (21 trường hợp thuộc nhóm điều trị S/F và 20 thuộc nhóm điều trị ventolin). Sau 12 tuần điều trị, số trường hợp thuộc nhóm điều trị S/F làm tăng thể tích FEV1 nhiều hơn so với nhóm ventolin (76% so với 30% trường hợp). Thể tích trung bình FEV1 tăng +92 ± 160ml ở nhóm S/F so với giá trị thể tích trung bình FEV1 giảm -55±150ml ở nhóm ventolin. Sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê (p0,1). 4Chuyên Đề Nội Khoa Nghiên cứu Y học BÀNLUẬN Đặc điểm bệnh nhân Đa số trường hợp BPTNMT trong nghiên cứu trên 45 tuổi. Tuổi trung bình được phân bố trong hai nhóm điều trị không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, tuổi trung bình đối với nhóm điều trị S/F = 60,5 ± 13; nhóm điều trị ventolin = 63,1 ± 9,5 (bảng 1). Chúng tôi nhận thấy các trường hợp trên 60 tuổi mắc bệnh đến cơ sở y tế có những trở ngại nhất định trong quá trình điều trị lâu dài như cơ hội phát hiện bệnh lần đầu thường khi bệnh đã vào giai đoạn trễ (giai đoạn III hoặc giai đoạn IV), kiến thức về vấn đề tự chăm sóc tại nhà, sự tuân thủ chế độ điều trị, kỹ thuật sử dụng phương tiện đưa thuốc vào cơ thể, bệnh kèm theo phải sử dụng nhiều thuốc, nhiều tác dụng phụ, nhiều tương tác thuốc chủ yếu do các thuốc .