Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Đoàn kết xã hội là một yêu cầu cơ bản cho sự ổn định và phát triển của các quốc gia dân tộc. Ở mỗi quốc gia, trong các giai đoạn lịch sử nhất định đều tồn tại những loại hình đoàn kết xã hội khác nhau. Và với mỗi loại hình lại có những cách hiểu khác nhau về các điều kiện của đoàn kết xã hội. Đoàn kết xã hội là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, được giữ gìn và liên tục bồi đắp trong những năm qua. Việc tìm hiểu các điều kiện của đoàn kết xã hội, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay là một việc làm cần thiết. | Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 10(95) - 2015LÝ TRIẾT - LUẬT - TÂM - XÃ HỘI HỌC Điều kiện của đoàn kết xã hội ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Tài Đông * Tóm tắt: Đoàn kết xã hội là một yêu cầu cơ bản cho sự ổn định và phát triển của các quốc gia dân tộc. Ở mỗi quốc gia, trong các giai đoạn lịch sử nhất định đều tồn tại những loại hình đoàn kết xã hội khác nhau. Và với mỗi loại hình lại có những cách hiểu khác nhau về các điều kiện của đoàn kết xã hội. Đoàn kết xã hội là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, được giữ gìn và liên tục bồi đắp trong những năm qua. Việc tìm hiểu các điều kiện của đoàn kết xã hội, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay là một việc làm cần thiết. Từ khóa: Đoàn kết; đoàn kết xã hội; điều kiện của đoàn kết xã hội; Việt Nam. 1. Các cách tiếp cận khác nhau về điều kiện của đoàn kết xã hội Một trong những học giả đầu tiên bàn luận về đoàn kết xã hội (Social solidarity) là nhà xã hội học người Pháp, Durkheim (1858 - 1917). Theo Durkheim, xã hội tồn tại dựa trên sự đồng lòng nhất trí giữa các thành viên trong xã hội. Trong tác phẩm “Sự phân công lao động trong xã hội”, ông chia đoàn kết xã hội thành 2 loại là đoàn kết cơ giới (Mechanical Solidarity) và đoàn kết hữu cơ (Organic Solidarity). Đoàn kết cơ giới là đoàn kết xã hội dựa trên đức tin hay niềm tin cộng đồng phổ biến, tuỳ thuộc vào truyền thống. Còn đoàn kết hữu cơ là sự phụ thuộc xã hội lẫn nhau dựa trên các vai trò đã chuyên môn hoá ở trình độ cao(1). Các tác phẩm của Durkheim được viết vào cuối thế kỷ XIX, thời kỳ nhân loại chứng kiến xã hội thay đổi một cách mãnh liệt cùng với sự thức tỉnh của cách mạng công nghiệp. Tình trạng vô tổ chức, thiếu tiêu chuẩn đạo đức được Durkheim miêu tả một cách đơn giản bằng từ “vô nguyên tắc” tự thân đoàn kết xã hội bị phá huỷ ở một trình độ nhất định, những liên kết nền tảng bị gỡ bỏ. Durkheim cho rằng, điều đó đã gắn các cá nhân lại với nhau trong một trật tự xã hội 58 mà mỗi người bị bắt buộc cô đơn trong chính trật tự đó. Theo quan điểm của