Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nội dung chính của bài viết là nêu lên ý thức bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của người dân nơi đây đang là yếu tố quan trọng để Tây Giang vừa đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội, vừa giữ gìn được bản sắc văn hóa của địa phương. | 18/1/2016 Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của đồng bào Cơ-tu ở Quảng Nam Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của đồng bào Cơ-tu ở Quảng Nam 13:19, 14/01/2016 Bản in Email Huyện miền núi Tây Giang, tỉnh Quảng Nam không chỉ được biết đến với những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn trên dãy Trường Sơn hũng vĩ, mà mảnh đất này còn nổi tiếng với những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Cơ-tu. Chính ý thức bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của người dân nơi đây đang là yếu tố quan trọng để Tây Giang vừa đẩy nhanh phát triển kinh tế xã hội, vừa giữ gìn được bản sắc văn hóa của địa phương. Các cô gái Cơ Tu làm bánh sừng trâu chuẩn bị cho ngày hội. Ảnh: Thanh Hà - TTXVN Tây Giang là địa phương có đông đồng bào dân tộc Cơ-tu sinh sống, chiếm hơn 92% dân số của huyện. Hiện nay, nhiều loại hình văn hóa nghệ thuật của người Cơ-tu đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia như: nói lý, hát lý, múa tung tung da dá. Đây vừa là vinh dự cũng là trách nhiệm đối với chính quyền và nhân dân huyện Tây Giang trong công tác bảo tồn và khai thác những giá trị văn hóa này. data:text/html;charset=utf-8,%3Cdiv%20class%3D%22title%22%20id%3D%22tittledetails%22%20style%3D%22width%3A%20690px%3B%20float%3A%20left 1/6 18/1/2016 Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của đồng bào Cơ-tu ở Quảng Nam Trưng bầy những hình tượng cuộc sống sinh hoạt thường nhật của người Cơ-tu thông qua điêu khắc tượng gỗ của các nghệ nhân. Ảnh: Thanh Hà - TTXVN Ông Nguyễn Chí Toàn, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Tây Giang cho biết, bên cạnh việc tuyên truyền cho người dân hiểu được những giá trị bản sắc văn hóa của dân tộc mình, huyện cũng đang mời các già làng tham gia vào câu lạc bộ nói lý, hát lý, qua đó truyền dạy cho những người trung niên có đam mê loại hình nghệ thuật này; thành lập những tổ dệt thổ cẩm tại các thôn. Một khu làng truyền thống của người Cơ-tu cũng được huyện đầu tư xây dựng ngay tại trung tâm huyện. Hàng năm, tại khu làng truyền thống .