Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Luận văn chủ yếu nghiên cứu đặc điểm của thành ngữ, cách thức sử dụng và các giá trị biểu đạt trên các văn bản như tin tức, bình luận văn hóa, ký, phóng sự điều tra, phỏng vấn, chân dung nhân vật, bài viết quốc tế. . | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ THU HÀ KHẢO SÁT THÀNH NGỮ TRÊN BÁO AN NINH THẾ GIỚI Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60.22.01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Đà Nẵng, Năm 2013 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: TS. DƯƠNG QUỐC CƯỜNG Phản biện 1: GS.TS. NGUYỄN VĂN HIỆP Phản biện 2: TS. TRƯƠNG THỊ DIỄM Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ Khoa học Xã hội và Nhân văn họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 25 tháng 5 năm 2013 Có thể tìm luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại hoc Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra một cách mạnh mẽ trên thế giới như hiện nay, hoạt động thông tin nói chung và báo chí nói riêng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Báo chí lấy ngôn ngữ làm thông điệp chính và có tác dụng trực tiếp, quyết định đến hiệu quả của thông tin báo chí. Tuy nhiên, bên cạnh ngôn ngữ văn hóa chuẩn mực thì báo chí còn cho phép cá nhân nhà báo sáng tạo để làm mới bài viết của chính mình trên nhiều phương diện trong đó có việc vận dụng các thành ngữ. Có lẽ, do xuất phát từ tính thời sự của báo chí mà một số lượng lớn thành ngữ vốn được dùng trong giao tiếp hàng ngày được sử dụng phổ biến trên báo, tạo cảm giác gần gũi với người đọc, phản ánh một cách chân thực cuộc sống của người dân. Hơn một thập kỷ trở lại đây có thể thấy các phương tiện truyền thông nói chung và báo chí nói riêng đang có sự phát triển rất nhanh cả về số lượng và chất lượng. Báo chí không chỉ là phương tiện thông tin như buổi đầu hình thành mà đến nay đã trở thành phương tiện hữu hiệu trong việc phổ biến các quan điểm, đường lối của một tổ chức chính trị, xã hội, trong việc góp phần nâng cao tri thức và tác động giáo dục đối với đông đảo công chúng. Với mục đích giao tiếp như vậy, hướng đến một đối tượng đa dạng không đồng nhất về tuổi tác, giới tính, .