Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Hiệp định Trị giá Hải quan GATT/WTO là một hệ thống tiên tiến, phù hợp với một thế giới đang được toàn cầu hóa hết sức mạnh mẽ. Việc áp dụng Hiệp định Trị giá Hải quan ở Việt Nam vừa có tính bắt buộc theo các cam kết quốc tế, vừa do tính ưu việt của Hiệp định trong công tác xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu. Kể từ khi thực hiện toàn bộ nội dung Hiệp định Trị giá hải quan đến nay, Việt Nam đã thu được những kết quản đáng ghi nhận trong việc xác định trị giá hải quan hàng nhập khẩu, tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề đang tồn tại cần được hoàn thiện của toàn bộ hệ thống. | Lê Thành Phong và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 17 - 23 NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ HÀNG NHẬP KHẨU THEO HIỆP ĐỊNH TRỊ GIÁ HẢI QUAN Lê Thành Phong1, Trần Đình Tuấn2*, Vũ Thị Quỳnh Chi2 2 1 Cục Hải quan Hà Nội; Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Hiệp định Trị giá Hải quan GATT/WTO là một hệ thống tiên tiến, phù hợp với một thế giới đang được toàn cầu hóa hết sức mạnh mẽ. Việc áp dụng Hiệp định Trị giá Hải quan ở Việt Nam vừa có tính bắt buộc theo các cam kết quốc tế, vừa do tính ưu việt của Hiệp định trong công tác xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu. Kể từ khi thực hiện toàn bộ nội dung Hiệp định Trị giá hải quan đến nay, Việt Nam đã thu được những kết quản đáng ghi nhận trong việc xác định trị giá hải quan hàng nhập khẩu, tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề đang tồn tại cần được hoàn thiện của toàn bộ hệ thống. Trong thời gian tới, các cơ quan quản lý Nhà nước còn phải tiếp tục nghiên cứu để chuyển hóa được toàn bộ nội dung của hệ thống xác định trị giá theo Hiệp định vào văn bản pháp luật ở cấp độ quy định cao hơn. Những giải pháp đề xuất cho Nhà nước và ngành Hải quan xuất phát từ đánh giá thực trạng nhằm góp phần nâng cao hiệu quả xác định trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu, thực hiện áp dụng đầy đủ Hiệp định Trị giá Hải quan của WTO tại Việt Nam trong lâu dài, tăng được nguồn thu cho ngân sách nhà nước, đảm bảo sự công bằng và hiệu quả kinh doanh cho cộng đồng doanh nghiệp, đẩy mạnh giao lưu thương mại quốc tế. Từ khóa: Hải quan, Hiệp định Trị giá Hải quan, GATT, WTO. ĐẶT VẤN ĐỀ* Năm 1946 một nhóm 23 nước đã đàm phán và thỏa thuận một Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (General Agreement on Tariffs and Trade - GATT). Hiệp định GATT có hiệu lực từ 1/1/1948. Hiệp định GATT trở thành cơ cấu đa phương duy nhất điều chỉnh thương mại quốc tế cho đến khi Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) ra đời năm 1994. WTO coi GATT cũng như Hiệp định Trị giá hải quan là một phần bắt buộc các .