Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm mô tả đặc điểm hình ảnh X quang, cắt lớp vi tính của cột sống cổ trong chấn thương từ đó phân tích giá trị phù hợp của X quang đối với cắt lớp vi tính trong chấn thương cột sống cổ. | Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 6, số 5 - tháng 10/2016 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH X QUANG VÀ CẮT LỚP VI TÍNH CỘT SỐNG TRONG CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG CỔ Nguyễn Hoàng Minh Thi, Nguyễn Thanh Thảo Bộ môn Chẩn đoán hình ảnh - Trường Đại học Y Dược Huế Tóm tắt Đặt vấn đề: Chấn thương cột sống cổ là một tổn thương nặng, phức tạp bao gồm thương tổn ở xương cột sống và tủy cổ. Chẩn đoán mức độ tổn thương rất cần thiết để giúp lựa chọn phương pháp xử lý hiệu quả. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh X quang, cắt lớp vi tính của cột sống cổ trong chấn thương và phân tích giá trị phù hợp của X quang đối với cắt lớp vi tính trong chấn thương cột sống cổ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 33 bệnh nhân được chẩn đoán tổn thương cột sống trên cắt lớp vi tính tại Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế từ tháng 08/2014 đến tháng 08/2015. Kết quả: Độ tuổi trung bình 43. Nam nhiều hơn nữ (gấp 4,5 lần). Nguyên nhân chính gây chấn thương cột sống cổ là tai nạn giao thông và tai nạn lao động. Tổn thương một tầng chiếm tỉ lệ cao nhất (90,90%), tổn thương nhiều tầng chiếm tỉ lệ thấp 9,10%. C5-C6 là vị trí hay gặp nhất trong chấn thương cột sống cổ. Có 4/33 trường hợp tổn thương đốt sống cổ cao (trong đó 2 trường hơp X quang chẩn đoán phù hợp với cắt lớp vi tính. 1 trường hợp nghi ngờ gãy trên X quang đã xác định có thương tổn trên cắt lớp vi tính. 1 trường hợp X quang không chẩn đoán được tổn thương. 29/33 trường hợp tổn thương đốt sống cổ thấp (gãy thân và/hoặc gãy cung sau); trong đó các kiểu gãy vỡ nhiều mảnh, gãy trật, gãy vỡ đơn giản phát hiện trên cắt lớp vi tính nhiều hơn X quang, p0,05. Không có sự phù hợp chẩn đoán giữa X quang và cắt lớp vi tính trong tổn thương cung sau, K= 0,115 = 13 mm. * Hẹp tương đối: khi đo đường kính trước sau ống sống từ 10-13 mm. ***Hẹp tuyệt đối: khi đo đường kính trước sau ống sống <10 mm [12]. Phân loại tổn thương đốt sống: Có 4 trường hợp tổn thương đốt sống cổ cao và 29