Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài giảng Bệnh lý thú y: Chương 2 trình bày trong chương này gồm có: Quá trình sản nhiệt (Điều hoà hoá học), quá trình thải nhiệt (Điều hoà vật lý), trung khu điều hoà nhiệt, thân nhiệt giảm (Nhiễm lạnh), thân nhiệt tăng,. | • CHƯƠNG 2: RỐI LOẠN THÂN NHIỆT • I. ĐẠI CƯƠNG VỀ CÂN BẰNG THÂN NHIỆT • Sự ổn định thân nhiệt là điều kiện vô cùng quan trọng cho sự hoạt động bình thường của các men tham gia vào quá trình chuyển hoá tạo ra năng lượng trong cơ thể động vật. • Động vật máu lạnh - biến nhiệt: Động vật không xương sống và có xương sống cấp thấp: cá, ếch, bò sát v.v. • - Thân nhiệt hoàn toàn phụ thuộc vào sự thay đổi của nhiệt độ môi trường, chúng không có khả năng điều hoà nhiệt. • Động vật máu nóng - đẳng nhiệt: chim và ĐV có vú Thân nhiệt tương đối ổn định và độc lập với nhiệt độ của môi trường. • • • • • Nhưng cũng tuỳ theo sự phát triển của hệ thần kinh mà khả năng điều hoà nhiệt trở nên phức tạp, tinh vi hơn, khả năng này ở người hoàn chỉnh và đầy đủ nhất ĐV máu nóng duy trì thân nhiệt nhờ hai quá trình: sản nhiệt (điều hoà hoá học) và thải nhiệt (điều hoà vật lý). Hai quá trình này hoạt động đối lập nhau nhưng lại liên quan chặt chẽ với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, cân bằng nhau. Rối loạn sự cân bằng này thì thân nhiệt của cơ thể cũng rối loạn theo. Thân nhiệt của mỗi loài động vật là một hằng số riêng: - Ngựa 37,5 – 38,5 0C; Bò 37,5 – 39,5 0C; - Trâu 38,0 – 38,50C; Nghé 38,5 – 39,0 0C; - Lợn 39,0 – 39,50C; chó 37,5 – 39,0 0C; Thỏ 38,5 – 39,50C - Gà 40,5 - 42,00C; Vịt 41,0 – 43,0 0C • 1.1. Quá trình sản nhiệt (Điều hoà hoá học) • Quá trình sản nhiệt là quá trình điều hoà hoá học do chuyển hoá các chất tạo nên. • Khi nhiệt độ của môi trường giảm thì sản nhiệt tăng, khi nhiệt độ môi trường tăng thì sản nhiệt giảm. • Nguồn gốc sản nhiệt chủ yếu là do chuyển hoá, do vận động co cơ rồi đến những hoạt động có chu kỳ của đường tiêu hoá. Nhờ có quá trình điều hoà sản nhiệt mà mức độ chuyển hoá tại tế bào và mô được tiến hành phù hợp với nhu cầu hoạt động của cơ thể và nhiệt độ của môi trường. • L. G. P. khi bị oxy hoá sẽ sản sinh ra nhiệt lượng; 1gL. - 9,3Kcal, 1gP - 4,1 Kcal, 1g G - 4,1 Kcal. • Nhiệt lượng sinh ra được sử dụng trong hoạt động sống của cơ thể và một phần nhiệt .