Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Mời các bạn học sinh tham khảo Đề kiểm tra HK1 môn GDCD lớp 10 năm 2018-2019 - THPT Lương Ngọc Quyến - Mã đề 479 tài liệu tổng hợp nhiều đề thi khác nhau nhằm giúp các em ôn tập và nâng cao kỹ năng giải đề. Chúc các em ôn tập hiệu quả và đạt được điểm số như mong muốn! | SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN TRƯỜNG THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - MÔN: GDCD KHỐI 10 Thời gian làm bài: 45 phút; (18 câu trắc nghiệm) Lớp: 10A . Mã đề thi 479 Họ, tên :. (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm) Câu 1: V.I Lê-nin viết: “Sự phát triển hình như diễn lại những giai đoạn đã qua, nhưng dưới một hình thức khác, ở một trình độ cao hơn”. Ở câu này, Lênin bàn về A. Nội dung của sự phát triển. B. Khuynh hướng vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng. C. Điều kiện của sự phát triển. D. Cách thức của sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng. Câu 2: Trong giờ kiểm tra môn văn, cô ra bài trùng với bài văn mẫu rất hay, bạn A băn khoăn không biết có nên chép nguyên xi hay bỏ hết tất cả và làm một bài văn hoàn toàn mới. Là bạn A em sẽ lựa chọn cách làm nào dưới đây thể hiện vận dụng quan điểm của phủ định biện chứng? A. Chép nguyên xi bài văn mẫu. B. Làm một bài văn hoàn toàn mới. C. Chọn một số đoạn hay trong bài văn mẫu để chép. D. Chọn những ý hay để vận dụng vào bài văn mới của mình. Câu 3: Trong Triết học, khái niệm chất dùng để chỉ A. những thành phần cơ bản để cấu thành sự vật, hiện tượng. B. những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện tượng, phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng khác. C. những thuộc tính bản chất nhất của sự vật và hiện tượng. D. những yếu tố, thuộc tính, đặc điểm căn bản của sự vật, hiện tượng. Câu 4: Theo triết học Mác - Lênin, cái mới, cái tiến bộ luôn ra đời trên cơ sở A. kế thừa cái cũ. B. phủ định sạch trơn cái cũ. C. giữ lại yếu tố tích cực của cái cũ. D. vứt bỏ hoàn toàn cái cũ . Câu 5: Điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật và hiện tượng được gọi là A. Bước nhảy. B. Chất. C. Điểm nút. D. Độ. Câu 6: Câu nào sau đây không phản ánh đúng mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng? A. mỗi lượng có chất riêng của nó. B. lượng biến đổi dẫn đến chất biến đổi. C. .