Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng đồng thời của nhiệt độ và độ mặn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của ngao dầu (Meretrix meretrix) ở giai đoạn giống. Thí nghiệm được tiến hành với ba ngưỡng nhiệt độ khác nhau (150C, 270C và 350C), kết hợp với ba ngưỡng độ mặn khác nhau (5‰, 20‰ và 35‰), ba lần lặp lại cho mỗi ngưỡng thí nghiệm. | Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 15, Số 4; 2015: 341-346 DOI: 10.15625/1859-3097/15/4/6381 http://www.vjs.ac.vn/index.php/jmst ẢNH HƯỞNG ĐỒNG THỜI CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ ĐỘ MẶN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA NGAO DẦU (MERETRIX MERETRIX) GIAI ĐOẠN GIỐNG Nguyễn Xuân Thành*, Đỗ Công Thung Viện Tài nguyên và Môi trường biển-Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam * E-mail: thanhnx@imer.ac.vn Ngày nhận bài: 29-5-2015 TÓM TẮT: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng đồng thời của nhiệt độ và độ mặn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của ngao dầu (Meretrix meretrix) ở giai đoạn giống. Thí nghiệm được tiến hành với ba ngưỡng nhiệt độ khác nhau (150C, 270C và 350C), kết hợp với ba ngưỡng độ mặn khác nhau (5‰, 20‰ và 35‰), ba lần lặp lại cho mỗi ngưỡng thí nghiệm. Kết quả cho thấy sau một tháng nuôi trong điều kiện thí nghiệm: Ở ngưỡng độ mặn 20‰ và nhiệt độ 270C ngao dầu giống sinh trưởng nhanh nhất, tỷ lệ sống cao nhất (86%); Ở những ngưỡng độ mặn 5‰ và nhiệt độ 150C, 5‰ và nhiệt độ 350C, 35‰ và nhiệt độ 350C ngao chết toàn bộ sau quá trình thí nghiệm; Ở các ngưỡng độ mặn 20‰ và nhiệt độ150C, độ mặn 20‰ và nhiệt độ 350C, độ mặn 5‰ và nhiệt độ 270C , độ mặn 35‰ và nhiệt độ150C, độ mặn 35‰ và nhiệt độ 270C ngao sinh trưởng chậm hơn, tỷ lệ sống thấp, với các giá trị tương ứng là 61,3%, 42,6%, 39,3%, 10,7% và 60,6%. Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học cho việc quy hoạch, quản lý vùng nuôi, xây dựng kỹ thuật nuôi phù hợp cho từng mùa vụ sản xuất, đồng thời bảo tồn và phát triển nguồn lợi ngao dầu. Từ khóa: Nhiệt độ, độ mặn, ngao dầu, sinh trưởng, tỷ lệ sống, giai đoạn giống. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngao dầu (Meretrix meretrix) là một trong những đối tượng thuỷ sản có giá trị kinh tế cao thuộc họ Veneridae. Ngao phân bố tự nhiên, cho sản lượng lớn và được coi là loài bản địa vùng triều ven biển các tỉnh miền Bắc như Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Nghệ An. Những năm gần đây, nguồn lợi ngao dầu suy giảm nhanh chóng, một số địa phương như Thái Bình, Nam Định ngao dầu trở .