Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Kết quả nghiên cứu tích cực về việc sử dụng rong biển để hấp thụ các chất dinh dưỡng hữu cơ trong thủy vực mở ra 1 hướng nghiên cứu khảo nghiệm để chọn lọc các loài tiềm năng cho việc xử lý ô nhiễm cho các nguồn nước. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP THỤ NITRATE VÀ PHOSPHATE CỦA LOÀI RONG Ulva intestinalis Linnaeus i n n Kh a h NGUYỄN VĂN TÚ i n inh h hi i v C ng ngh i a Ulva intestinalis xuất hiện khá phổ biển trong các loại hình thủy vực nước lợ và mặn của Việt Nam. Sự xuất hiện tự nhiên của Ulva intestinalis trong các thủy vực nuôi tôm như ao tôm sau thu hoạch, kênh nước thải và xả thải của ao nuôi tôm công nghiệp và một số thủy vực phụ cận khác bước đầu được nhận định là do loài này có khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng dư thừa trong quá trình nuôi tôm. Nghiên cứu đã được tiến hành để làm rõ khả năng hấp thu 2 chất dinh dưỡng chính của thủy vực đối với loài rong này. Một số nghiên cứu theo hướng đánh giá khả năng xử lý ô nhiễm hữu cơ của rong biển đã được thực hiện trong một số năm gần đây. Trong đó, các đối tượng rong như Gracilaria sp., Kappaphycus alvarezii đã được thử nghiệm trong việc xử lý môi trường (P. V. Huyên, 2005; T. M. Đức 2007). Nghiên cứu về khả năng hấp thu dinh dưỡng dư thừa của rong Sargassum sp. cũng đã được Hương Mai (2009) thử nghiệm và cho kết quả đáng khích lệ. Ngoài ra, Kumar và ng (2007) nghiên cứu cho thấy Gracilaria lemaneiformis có khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng có trong nước biển ven bờ: Nồng độ NH4+ giảm 85,53% và 69,45% và nồng độ PO43- giảm 65,97% và 26,74% tương ứng sau 23 và 40 ngày nghiên cứu. Công bố của MarinhoSoriano v ng (2009) cũng cho thấy giá trị của loài rong Gracilaria caudata đối với việc hấp thụ các chất dinh dưỡng dư thừa trong đầm nuôi tôm: Trên 1ha canh tác trong 1 năm, loài rong này có thể có khả năng loại bỏ 0,309 tấn nitơ và 0,024 tấn phốt pho. Chỉ trong 4 giờ, loài rong này cũng có thể loại bỏ khoảng 59,5% NH4+, 49,6% NO3- và 12,3% PO43-. H. Q. Năng (2004) đã làm rõ khả năng hấp thụ nitơ và phốt pho tổng số của Gracilaria. Kết quả cho thấy sau 2 ngày, Gracilaria sp. có thể hấp thụ 60-80% NH4+, 70% nitơ tổng số sau 5 ngày và 60-80% NO3- được hấp