TAILIEUCHUNG - Nghiên cứu khả năng hấp phụ Cu2+, Ni2+ của than bã mía
Bài báo này thông báo kết quả nghiên cứu khả năng hấp phụ Cu2+ , Ni2+ trong dung dịch nước của than bã mía (TBM). Ảnh hưởng của pH, nồng độ các ion kim loại và thời gian hấp phụ được nghiên cứu ở nhiệt độ phòng (25 ± 10C). Nồng độ của các ion Cu2+ , Ni2+ trước và sau hấp phụ được xác định bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa (F- AAS). | Lê Hữu Thiềng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 86(10): 107 - 113 NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP PHỤ Cu2+, Ni2+ CỦA THAN BÃ MÍA Lê Hữu Thiềng*, Hứa Thị Thùy Trường Đại học Sư phạm - ĐHTN TÓM TẮT Bài báo này thông báo kết quả nghiên cứu khả năng hấp phụ Cu2+ , Ni2+ trong dung dịch nước của than bã mía (TBM). Ảnh hưởng của pH, nồng độ các ion kim loại và thời gian hấp phụ được nghiên cứu ở nhiệt độ phòng (25 ± 1 0 C). Nồng độ của các ion Cu2+ , Ni2+ trước và sau hấp phụ được xác định bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa (F- AAS). Các kết quả thực nghiệm cho thấy pH thích hợp cho sự hấp phụ Cu 2+ , Ni 2+ tương ứng là 5,0 và 6,0. Thời gian đạt cân bằng hấp phụ là 25 phút cho Cu2+ và 30 phút cho Ni2+. Khảo sát nồng độ từ 24,286 mg/l đến 199,324 mg/l đối với Cu 2+ , từ 24,856mg/l đến 198,184 mg/l cho Ni 2+ theo mô hình hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir, kết quả nghiên cứu cho thấy : dung lượng hấp phụ cực đại của TBM đối với Cu2+ và Ni2+ lần lượt là: 54,054 mg/g và 44,843 mg/g. TBM hấp phụ Cu2+ tốt hơn Ni2+. Động học hấp phụ Cu2+ và Ni2+ của TBM tuân theo phương trình bậc hai biểu kiến của Lagergren. Từ khóa: hấp phụ, than bã mía, kim loại nặng, đồng, niken. MỞ ĐẦU Hiện nay, môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. Vì vậy nghiên cứu và tìm biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường nước là cần thiết và cấp bách. Việc sử dụng than chế tạo từ các phụ phẩm nông nghiệp như: vỏ trấu, vỏ lạc, vỏ dừa, bã mía để tách loại và thu hồi các kim loại nặng từ dung dịch nước đã được một số tác giả trên thế giới nghiên cứu [1,2,3,4,6,7,8]. Các loại than này có khả năng ứng dụng rất lớn trong xử lý các nguồn nước bị ô nhiễm kim loại nặng. Ở Việt Nam, bã mía là phụ phẩm nông nghiệp rất phổ biến. Ở bài báo trước [1], chúng tôi đã nghiên cứu sự hấp phụ Cu2+ và Ni2+ của than vỏ lạc. Kết quả cho thấy khả năng hấp phụ của than vỏ lạc là khá tốt. Trong bài báo này chúng tôi trình bày một số kết quả nghiên cứu khả
đang nạp các trang xem trước