Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nội dung của bài viết trình bày về việc thu thập những lời chứng của các thế hệ cựu nữ sinh học tại hai trường Áo Tím (ở Sài Gòn) và Đồng Khánh (ở Huế) trong khoảng thời gian từ 1920 đến 1945, nhằm tìm hiểu những hồi ức và suy nghĩ của người học về quá trình trưởng thành của nữ sinh trong nền giáo dục Pháp – Việt. | 1 TRƯỜNG HỌC PHÁP-VIỆT TRONG THỜI KỲ 1920 - 1945 VÀ SỰ HÌNH THÀNH TẦNG LỚP NỮ TRÍ THỨC Trường hợp hai trường nữ trung học Đồng Khánh và Áo Tím Thái Thị Ngọc Dư, Dominique Rolland, Nguyễn Thị Nhận, Bùi Trân Phượng Trung tâm Nghiên cứu Giới và Xã hội - Đại học Hoa Sen & INALCO Paris Tóm tắt Bài nghiên cứu đặt trọng tâm vào việc thu thập những lời chứng của các thế hệ cựu nữ sinh học tại hai trường Áo Tím (ở Sài Gòn) và Đồng Khánh (ở Huế) trong khoảng thời gian từ 1920 đến 1945, nhằm tìm hiểu những hồi ức và suy nghĩ của người học về quá trình trưởng thành của nữ sinh trong nền giáo dục Pháp – Việt. Tuy trường Pháp – Việt trong bối cảnh của một thuộc địa có những khiếm khuyết, nhưng với tinh thần gạn đục khơi trong, các cựu nữ sinh đã tiếp thu những giá trị nhân văn tốt đẹp của nền văn hóa Pháp, bồi đắp thêm tinh thần dân tộc và đã trưởng thành trong sự giao thoa của hai nền văn hóa Pháp – Việt. Với việc thành lập hệ thống trường Pháp – Việt, lần đầu tiên nữ giới Việt Nam được chính thức đi học, thành đạt và tham gia vào các hoạt động trí thức của xã hội. Lòng tự tin của các thế hệ nữ trí thức đầu tiên này đã được tăng cường với những nhận thức bước đầu về vị trí vai trò quan trọng của phụ nữ trong xã hội. Từ khóa: giáo dục trung học, nữ sinh, giai đoạn 1920 – 1945, Pháp ngữ, di sản giáo dục, rèn luyện tư duy, giao thoa văn hóa. LỜI CẢM ƠN Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn chương trình VALOFRASE (Valorisation du français en Asie du Sud-Est của các tổ chức Pháp ngữ) của các tổ chức Pháp ngữ và trường Đại học Hoa Sen đã tạo điều kiện về chuyên môn và về tài chánh cho nhóm hoàn thành việc nghiên cứu đề tài này. Xin chân thành cảm ơn các cựu nữ sinh hai trường Áo Tím và Đồng Khánh đang sống tại Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình cung cấp thông tin và chia sẻ những suy nghĩ của mình về việc học ngày trước trong trường Pháp – Việt. 1 2 NỘI DUNG BÁO CÁO I. DẪN NHẬP Bối cảnh và cách đặt vấn đề 1. Nền giáo dục thời Pháp thuộc trong nửa đầu thế kỷ 20 đã góp phần .