Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn luận văn đề xuất những biện pháp quản lý DHTC ở các trường THPT tỉnh Quảng Ngãi, nhằm góp phần nâng cao chất lượng GD nhà trường. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG HUỲNH VĂN LONG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DẠY HỌC TỰ CHỌN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH QUẢNG NGÃI Chuyên ngành : Quản lí Giáo dục Mã số : 60.14.01.14 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Đà Nẵng, Năm 2015 Công trình được hoàn thành tại Đại học Đà Nẵng Người hướng dẫn khoa học : TS. BÙI VIỆT PHÚ Phản biện 1: PGS.TS. VÕ NGUYÊN DU Phản biện 2: TS. NGUYỄN QUANG GIAO Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Giáo dục học, họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 12 tháng 9 năm 2015 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục là vấn đề quan trọng đối với sự phát triển của xã hội loài người, một trong các định hướng quan trọng của việc đổi mới giáo dục của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, là Tăng cường hơn nữa tính “phân hoá” trong giáo dục. Ở nước ta, chủ trương đổi mới mục tiêu, chương trình giáo dục được quy định tại Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Đối với giáo dục phổ thông, Nghị quyết 29 có đề cập đến vấn đề tổ chức dạy học tích hợp ở cấp dưới, phân hóa mạnh ở cấp trên. Như vậy, DHTC đã trở thành hình thức dạy học không chỉ có tính pháp quy từ năm học 2007-2008 mà ngày càng được quan tâm chỉ đạo mạnh hơn. Đến nay, dạy học tự chọn ở các trường THPT tỉnh Quảng Ngãi đã đạt được một số kết quả nhất định. Hai năm học gần đây (20132014 và 2014-2015), Sở GD&ĐT Quảng Ngãi đã chỉ đạo mạnh mẽ công tác dạy học tự chọn. Với những cơ sở về lý luận và thực tiễn trên, tác giả nhận thấy: Việc nghiên cứu để đề xuất các biện pháp quản lý dạy học tự chọn ở trường THPT tỉnh Quảng Ngãi có ý nghĩa thiết thực, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Nó không chỉ góp phần nâng