Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Mục đích của nghiên cứu này là áp dụng lý thuyết hành vi hoạch định (TPB) để giải thích việc tiêu dùng cá. Cảm nhận về hành vi xã hội với tư cách là nhân tố mở rộng được thảo luận bên cạnh các nhân tố truyền thống bao gồm thái độ, ảnh hưởng xã hội, và kiểm soát hành vi. Nghiên cứu này được thực hiện trên một mẫu chéo gồm 612 người tiêu dùng tại Nha trang và Thành phố Hồ Chí Minh | Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản số 03/2007 Trường Đại học Nha Trang VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU HÀNH VI TIÊU DÙNG CÁ: VAI TRÒ CỦA CÁC NHÂN TỐ XÃ HỘI ThS. H Huy T u, TS. Dư ng Trí Th o Khoa Kinh tế - Đại học Nha Trang Mục đích của nghiên cứu này là áp dụng lý thuyết hành vi hoạch định (TPB) để giải thích việc tiêu dùng cá. Cảm nhận về hành vi xã hội với tư cách là nhân tố mở rộng được thảo luận bên cạnh các nhân tố truyền thống bao gồm thái độ, ảnh hưởng xã hội, và kiểm soát hành vi. Nghiên cứu này được thực hiện trên một mẫu chéo gồm 612 người tiêu dùng tại Nha trang và Thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp lập mô hình phương trình cấu trúc được sử dụng để kiểm định các mối quan hệ giữa các nhân tố, đánh giá độ tin cậy và độ giá trị của các khái niệm. Kết quả đã chỉ ra rằng mô hình phù hợp tốt với dữ liệu, và tồn tại các tác động có ý nghĩa thống kê của thái độ, ảnh hưởng xã hội, cảm nhận hành vi xã hội và kiểm soát hành vi lên ý định hành vi. Cuối cùng, cả ý định hành vi và kiểm soát hành vi đều có ảnh hưởng đáng kể đến tần số tiêu dùng cá. GIỚI THIỆU Một trong những nghiên cứu chính trong lĩnh vực tâm lý thực phẩm là giải thích hành vi tiêu dùng. Trong số những lý thuyết được xây dựng cho mục đích này, lý thuyết hành vi hoạch định (TPB) đã thu hút được sự quan tâm rộng rãi trong việc ứng dụng nó vào lĩnh vực hành vi ăn uống, chẳng hạn các động cơ tiêu dùng thực phẩm biến đổi gen, thịt, bia, món ăn ít mỡ, bánh pizza, chế độ ăn uống sức khỏe (Louis et al., 2007). Lý thuyết này cũng được vận dụng thành công trong việc giải thích hành vi tiêu dùng cá ở các nước châu Âu, chẳng hạn Na Uy (Olsen, 2001), Đan Mạch (Bredahl & Grunert, 1997), hoặc Bỉ (Verbeke & Vackier, 2005). Tuy nhiên, chúng ta chưa biết một nghiên cứu nào sử dụng khung lý thuyết này để kiểm định hành vi tiêu dùng thực phẩm nói chung và cá nói riêng ở Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu để hiểu các nhân tố nằm dưới việc tiêu dùng cá ở thị trường này sẽ rất lý thú cho cả giới nghiên cứu lẫn quản trị. CƠ SỞ LÝ .