Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nghiên cứu này cho thấy hiện nay nông dân có sử dụng KS, trong đó có kháng sinh cấm nhưng bước đầu đã nâng cao nhận thức về việc sử dụng kháng sinh, được minh chứng bằng thực tế là chúng chỉ sử dụng khi cần thiết. Do đó cần tăng cường việc quản lí và tăng cường công tác khuyến ngư để cung cấp kiến thức, thông tin cho nông dân sử dụng hợp pháp kháng sinh và các hóa chất khác trong NTTS. | 58 Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Khảo sát hiện trạng sử dụng chất cấm (chloramphenicol) và kháng sinh hạn chế sử dụng (amoxicillin) trong quá trình nuôi cá lóc đầu nhím (Channa maculata) thương phẩm và phân tích dư lượng trong cơ thịt cá Investigation on the use of chloramphenicol and amoxicillin in snakehead fish (Channa maculata) farming and analysis of those antibiotic residue in muscle samples Ngô Vy Thảo, Nguyễn Quốc Phú, Ngô Đăng Lâm và Ngô Văn Ngọc Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh THÔNG TIN BÀI BÁO Ngày nhận: 08/03/2018 Ngày chấp nhận: 05/07/2018 Từ khóa Amoxicillin Cá lóc Chloramphenicol Đồng Nai LC-MS/MS TÓM TẮT Việc sử dụng thuốc và hóa chất trong nuôi trồng thủy sản (NTTS) ngày càng gia tăng đáng kể vì mức độ thâm canh ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, thông tin về nghề nuôi cá lóc hiện nay còn hạn chế. Nắm được nhu cầu trên, nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiện trạng sử dụng hai loại kháng sinh (KS) cấm (chloramphenicol, CAP) và hạn chế sử dụng (amoxicillin, AMX) và kiểm tra dư lượng tồn động trên cơ thịt cá của hai loại KS này. Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn 65 hộ nuôi cá ở Định Quán, Trảng Bom và Biên Hòa, Đồng Nai. Kết quả cho thấy không có việc sử dụng CAP và AMX trong phòng bệnh. Tuy nhiên, CAP vẫn được sử dụng để chữa bệnh ở mức 50,04 và 100,0 g/tấn cá ở Biên Hòa và Trảng Bom. AMX được sử dụng điều trị bệnh ở nồng độ 59,62; 91,49 và 89,58 g/tấn cá ở Định Quán, Biên Hòa và Trảng Bom. Trái ngược với kết quả điều tra thực địa, phân tích hàm lượng kháng sinh trong 3 mẫu cá được thu ở mỗi khu vực khảo sát khoảng 14 ngày trước và ngay ngày thu hoạch cho thấy không có dư lượng KS được phát hiện. Nghiên cứu này cho thấy hiện nay nông dân có sử dụng KS, trong đó có kháng sinh cấm nhưng bước đầu đã nâng cao nhận thức về việc sử dụng kháng sinh, được minh chứng bằng thực tế là chúng chỉ sử dụng khi cần thiết. Do đó cần tăng cường việc quản lí và tăng cường công tác khuyến ngư để cung cấp kiến thức, thông tin cho nông dân sử .