Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nhiều năm qua, dệt may là ngành “tiên phong” trong chiến lược xuất khẩu hàng hóa Việt Nam ra thị trường thế giới, thu về cho đất nước một lượng ngoại tệ khá lớn. Ngành dệt may Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tương đối cao. Thành quả này là nhờ Việt Nam có một nguồn lao động dồi dào, khéo tay; chi phí lao động thấp, các doanh nghiệp Việt Nam đã xây dựng và giữ được chữ tín trong kinh doanh với nhiều nhà nhập khẩu lớn trên thế giới. | Với mục tiêu thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, dệt may là một trong những ngành được chú trọng và ưu tiên phát triển trên cơ sở tận dụng nguồn nhân công dồi dào, giá rẻ trong nước để thực hiện các đơn hàng may xuất khẩu của nước ngoài. Đến nay, số lao động trong ngành may là gần 2,5 triệu lao động, dự kiến đến năm 2025 số lao động sẽ tăng lên 5 triệu lao động. Tuy ngành may cần và đã thu hút được nhiều lao động, nhưng tính ổn định của nguồn lao động trong ngành lại không cao. Nguyên nhân chính là do mức thu nhập của công nhân ngành may khá thấp so với các ngành khác. Theo khảo sát của Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng LĐLĐ VN) cho thấy lương tháng trung bình của công nhân may chỉ đạt 4,3 triệu đồng. Thời gian tăng ca trong tháng vượt từ 90-100% số giờ và đem lại khoảng 22,4% tổng thu nhập. Do đó, người lao động không mấy mặn mà với ngành may. Họ sẵn sàng chuyển đổi sang những công việc khác có thu nhập cao hơn. Mặc dù gần đây, nhiều doanh nghiệp may đã có những thay đổi trong chính sách lương thưởng cho người lao động nhưng số lao động thôi việc vẫn không ngừng tăng lên so với số lao động tuyển mới.