Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Trong nghiên cứu này, sản phẩm mưa dự báo lại (Hindcast) giai đoạn 1982-2009 và dự báo nghiệp vụ (Operational) giai đoạn 2012-2014 của mô hình NCEP-CFS (National Centers for Environmental Prediction - Climate System Forecast) đã được sử dụng để đánh giá khả năng dự báo mùa tổng lượng mưa tháng trên toàn lãnh thổ Việt Nam với hạn dự báo đến 6 tháng. Dự báo mưa của CFS đã được đánh giá trên cơ sở so sánh với số liệu mưa phân tích trên lưới (GPCC) độ phân giải 0.5 x 0.5 độ và với số liệu quan trắc từ mạng lưới trạm khí tượng Việt Nam. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 1 (2016) 55-65 Về khả năng ứng dụng sản phẩm dự báo mưa hạn mùa của mô hình NCEP-CFS cho khu vực Việt Nam Phan Văn Tân*, Nguyễn Xuân Thành Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, 334 Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 05 tháng 01 năm 2016 Chỉnh sửa ngày 28 tháng 01 năm 2016; Chấp nhận đăng ngày 15 tháng 3 năm 2016 Tóm tắt. Trong nghiên cứu này, sản phẩm mưa dự báo lại (Hindcast) giai đoạn 1982-2009 và dự báo nghiệp vụ (Operational) giai đoạn 2012-2014 của mô hình NCEP-CFS (National Centers for Environmental Prediction - Climate System Forecast) đã được sử dụng để đánh giá khả năng dự báo mùa tổng lượng mưa tháng trên toàn lãnh thổ Việt Nam với hạn dự báo đến 6 tháng. Dự báo mưa của CFS đã được đánh giá trên cơ sở so sánh với số liệu mưa phân tích trên lưới (GPCC) độ phân giải 0.5 x 0.5 độ và với số liệu quan trắc từ mạng lưới trạm khí tượng Việt Nam. Kết quả nhận được cho thấy CFS cho dự báo lượng mưa tháng khá phù hợp với quan trắc trên các vùng khí hậu phía Bắc và Nam Bộ Việt Nam trong khi đó lại cho sai số khá lớn trên các vùng khí hậu Trung Bộ và Tây Nguyên. Sai số dự báo biến động ít theo hạn dự báo nhưng lại khác biệt đáng kể giữa các tháng được dự báo. Từ khóa: Dự báo mùa, Dự báo mưa. quan trọng không chỉ đối với nông nghiệp mà cả trong nhiều lĩnh vực khác như quản lý tài nguyên nước, lập kế hoạch sản xuất, điều tiết các hồ chứa thuỷ điện và thuỷ lợi, v.v. Dự báo mưa hạn mùa đã được bắt đầu từ rất sớm và chủ yếu dựa trên các phương pháp thực nghiệm [3-5], trong đó việc dự báo được xây dựng dựa trên mối quan hệ thống kê giữa yếu tố dự báo và tập các nhân tố dự báo. Phương pháp thực nghiệm đã được ứng dụng rộng rãi trong dự báo mùa nói chung và dự báo mưa hạn mùa nói riêng [6-9]. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng của các mô hình khí hậu toàn cầu (GCMs) và mô hình khí hậu khu vực (RCMs), bài toán dự báo mưa hạn mùa bằng phương pháp động lực đã và đang được