Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Các quần xã thực vật tự nhiên ở vùng Mã Đà phân hóa thành hai quần hệ nguyên sinh khí hậu hay khí hậu thổ nhưỡng. Đây chính là các trạng thái cao đỉnh của loạt diễn thế thứ sinh đang tồn tại thực tế ở các giai đoạn khác nhau. nội dung nghiên cứu. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 1S (2016) 377-383 Nghiên cứu diễn thế thảm thực vật vùng Mã Đà (tỉnh Bình Phước, Đồng Nai) và định hướng phục hồi Trần Văn Thụy1,*, Đoàn Hoàng Giang1, Nguyễn Anh Đức2, Nguyễn Thu Hà1, Nguyễn Minh Quốc3 1 Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, 334 Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam 2 Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, 334 Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam 3 Viện Sinh Thái học miền Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 01 Mạc Đĩnh Chi, Hồ Chí Minh, Việt Nam Nhận ngày 15 tháng 6 năm 2016 Chỉnh sửa ngày 20 tháng 7 năm 2016; Chấp nhận đăng ngày 06 tháng 9 năm 2016 Tóm tắt: Các quần xã thực vật tự nhiên ở vùng Mã Đà phân hóa thành hai quần hệ nguyên sinh khí hậu hay khí hậu thổ nhưỡng. Đây chính là các trạng thái cao đỉnh của loạt diễn thế thứ sinh đang tồn tại thực tế ở các giai đoạn khác nhau. Loạt diễn thế thứ sinh của hệ sinh thái rừng rậm thường xanh nhiệt đới gió mùa trên đât đất Feralit vùng đồi thoát nước được xác nhận bởi 5 chuỗi diễn thế với 11 trạng thái (11 pha diễn thế). Loạt diễn thế thứ sinh thuộc rừng rậm thường xanh nhiệt đới gió mùa cây lá rộng trên đất chậm thoát nước và vùng trũng ven suối, đầm lầy chỉ bao gồm 1 chuỗi diễn thế suy thoái nhân tác, phục hồi tự nhiên và phục hồi nhân tạo. Về nguyên tắc, tất cả các quần xã thứ sinh của loạt diễn thế vẫn đang chịu sự dẫn dắt của của kiểu nguyên vốn có và phục hồi trở lại trạng thái này. Tuy nhiên tốc độ phục hồi, cường độ phục hồi phụ thuộc rất nhiều vào tác động của con người, vào trạng thái của đất và các nhân tố sinh thái của sinh cảnh. Từ khóa: Diễn thế, thảm thực vật, rừng nhiệt đới, Mã Đà, Đồng Nai. vực này là nơi tập trung phần lớn rừng tự nhiên của tỉnh Đồng Nai, với độ che phủ của rừng theo số liệu kiểm kê năm 1997 là trên 85% [1]. Bên cạnh giá trị về đa dạng sinh học, vùng này trong chiến tranh còn là nơi chịu nhiều thảm họa của chiến tranh hoá học do quân đội Hoa Kỳ rải nhằm