Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm asen trong nước ngầm đang được đặc biệt quan tâm bởi nguy cơ tiềm ẩn rủi ro của nó đối với sức khỏe con người qua việc sử dụng nước uống tại các vùng ô nhiễm. Trong nghiên cứu này, đã khảo sát hiện trạng và bước đầu đánh giá khả năng xử lý ô nhiễm asen (As) trong nước ngầm ở huyện Thanh Oai, Hà Nội bằng một số các vật liệu có chi phí thấp. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 1S (2016) 192-197 Nghiên cứu hiện trạng và khả năng xử lý ô nhiễm asen trong nước ngầm ở huyện Thanh Oai, Hà Nội bằng các vật liệu có chi phí thấp Nguyễn Xuân Huân*, Nguyễn Mạnh Khải, Phạm Thị Thúy, Vũ Tuấn Việt, Lê Thị Quỳnh Anh Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 334, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Tóm tắt: Hiện nay, vấn đề ô nhiễm asen trong nước ngầm đang được đặc biệt quan tâm bởi nguy cơ tiềm ẩn rủi ro của nó đối với sức khỏe con người qua việc sử dụng nước uống tại các vùng ô nhiễm. Trong nghiên cứu này, đã khảo sát hiện trạng và bước đầu đánh giá khả năng xử lý ô nhiễm asen (As) trong nước ngầm ở huyện Thanh Oai, Hà Nội bằng một số các vật liệu có chi phí thấp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nước ngầm tại các xã trên phạm vi nghiên cứu đều bị ô nhiễm As so với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 09-MT:2015/BTNMT. Nồng độ As trong nước ngầm tại xã Cự Khê vượt tiêu chuẩn cho phép từ 7,75 đến 9,03 lần; tại xã Cao Dương vượt từ 1,25 đến 8,04 lần. Khả năng xử lý As bằng các bể lọc nước qui mô hộ gia đình chỉ đạt 17,5 đến 55,59% và hàm lượng As còn lại sau xử lý vẫn vượt quy chuẩn cho phép. Hiệu quả xử lý đạt (98,5%) khi sử dụng hệ thống 2 cột lọc có sử dụng kết hợp các vật liệu có chi phí thấp, nồng độ As còn lại sau xử lý là 6,5 - 6,9 µg/L, đạt tiêu chuẩn QCVN 01:2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống. Từ khóa: Xử lý, asen, nước ngầm, vật liệu, Thanh Oai. 1. Đặt vấn đề1 Theo kết quả khảo sát tình hình ô nhiễm asen trong nước ngầm giai đoạn 2005 - 2008 của Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường thì Thanh Oai là nơi có 51,12 % tỷ lệ mẫu nước ngầm nhiễm As vượt mức cho phép, trong đó 1002 điểm nghiên cứu vượt tiêu chuẩn cho phép (TCCP) ở mức trung bình (51 - 100 ppb) và 462 điểm nghiên cứu vượt TCCP ở mức nguy hiểm > 100 ppb. Vì vậy, việc nghiên cứu hiện trạng và khả năng xử lý ô nhiễm As trong nước ngầm ở huyện Thanh Oai, Hà Nội bằng các vật liệu có