Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết tập trung tìm hiểu thực trạng đào tạo giáo viên trung học phổ thông của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, từ đó, là căn cứ khoa học cho những giải pháp sau này hướng đến tái cấu trúc các cơ sở đào tạo giáo viên theo hướng nâng cao chất lượng đào tạo. | NATIONAL ACADEMY OF EDUCATION MANAGEMENT Journal of Education Management, 2017, Vol. 9, No. 11, pp. 99-106 This paper is available online at http://jem.naem.edu.vn THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỦA VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Trương Tấn Đạt1∗ , Trần Thụy Như Phượng1 Tóm tắt. Quan điểm đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo đang đặt ra nhiều yêu cầu mới đối với các cơ sở đào tạo giáo viên. Mục tiêu đổi mới đào tạo giáo viên phải xuất phát từ việc đổi mới cách tiếp cận và thực hiện mục tiêu giáo dục theo hướng là phát triển phẩm chất và năng lực người học, trên tinh thần đổi mới giáo dục toàn diện. Để đáp ứng được những yêu cầu đó, việc đánh giá thực trạng đào tạo và đề xuất các giải pháp tái cấu trúc các cơ sở đào tạo giáo viên trung học phổ thông trong vùng Đồng bằng Sông Cửu Long là rất cần thiết và cấp bách. Bài viết tập trung tìm hiểu thực trạng đào tạo giáo viên trung học phổ thông của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, từ đó, là căn cứ khoa học cho những giải pháp sau này hướng đến tái cấu trúc các cơ sở đào tạo giáo viên theo hướng nâng cao chất lượng đào tạo. Từ khóa: Đào tạo, đào tạo giáo viên, Đồng bằng sông Cửu Long, trung học phổ thông. 1. Đặt vấn đề Toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện có 43 trường đại học, cao đẳng (trong đó có 17 trường đại học, 26 trường cao đẳng), số trường có đào tạo giáo viên là 16 trường, trong đó có 06 cơ sở đào tạo giáo viên trung học phổ thông: Trường Đại học Cần Thơ, Trường Đại học Đồng Tháp, Trường Đại học An Giang, Trường Đại học Kiên Giang, Trường Đại học Bạc Liêu và Trường Đại học Trà Vinh. Theo thống kê, Trường Đại học Đồng Tháp đào tạo 16 ngành giáo viên trung học phổ thông, Trường Đại học Cần Thơ là 12 ngành, Trường Đại học An Giang là 9 ngành, các trường còn lại từ 1 đến 3 ngành, trong đó, Trường Đại học Kiên Giang mở mới một ngành đào tạo giáo viên Toán vào năm 2015. Theo báo cáo kiểm định của các trường, tỷ lệ sinh viên đào tạo ngành giáo viên trung học phổ thông ra trường có việc làm .