Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết này nghiên cứu sử dụng công nghệ viễn thám trong việc xác định các dạng thảm phủ, hệ số thảm phủ (C); ứng dụng GIS trong việc xác định hệ số địa hình (LS), hệ số thảm phủ (C), hệ số các biện pháp quản lý xói mòn (P), từ đó ước tính lượng đất xói mòn hàng năm cho lãnh thổ nghiên cứu. | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Tập 5, Số 1 (2016) ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ XÓI MÒN ĐẤT DỰA VÀO MÔ HÌNH RUSLE DƯỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA VIỄN THÁM VÀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ Ở TỈNH QUẢNG TRỊ Nguyễn Quang Việt*, Trần Ánh Hằng Khoa Địa lý - Địa chất, trường Đại học Khoa học – Đại học Huế * Email: nguyenviet.geo@gmail.com TÓM TẮT Xói mòn đất do nước là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia đang phát triển vì những tác hại của quá trình này. Xói mòn đất làm suy giảm chất dinh dưỡng, năng suất; ảnh hưởng đến an ninh lương thực, nghèo đói và cả sự ô nhiễm ở các thủy vực. Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý, các nhà nghiên cứu đã phát triển nhiều mô hình nhằm ước tính lượng đất xói mòn, xây dựng các kịch bản sử dụng đất phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đất ở nhiều quy mô lãnh thổ khác nhau. Mục đích bài báo là mô phỏng xói mòn đất sử dụng mô hình RUSLE dưới sự trợ giúp của công nghệ viễn thám và GIS nhằm định lượng xói mòn đất và sự phân bố của nó ở lãnh thổ tỉnh Quảng Trị. Năng lượng mưa, hệ số xói mòn đất, hệ số thảm phủ thực vật, hệ số địa hình, hệ số các biện pháp quản lý thảm phủ là những thông số đầu vào của mô hình, sau đó được tính toán và chia thành 05 cấp xói mòn. Trong đó, cấp không xói mòn chiếm 10,5%, cấp xói mòn trung bình chiếm 21,1%, cấp xói mạnh và rất mạnh chiếm diện tích lớn nhất với 62,8% và còn lại là cấp xói mòn yếu. Từ khóa: Đánh giá nguy cơ xói mòn đất, mô hình RUSLE, viễn thám và hệ thống thông tin địa lý. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Quá trình thoái hoá đất đang diễn ra ngày một trầm trọng đe dọa đến nền nông nghiệp nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Đặc biệt, xói mòn do nước xảy ra rất phổ biến và đang là quá trình chính gây nên sự thoái hóa đất, suy giảm khả năng sản xuất ở các nước nhiệt đới ẩm. Ở Thái Lan, theo Virgo và Holmes (1977) đã nghiên cứu ở vùng Tarnto Settlement xói mòn khoảng 20-30 tấn/ha/năm ở vùng trồng cây cà phê với độ dốc 120. .