Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Trên cơ sở làm rõ quan niệm “Lễ” của Khổng Tử, đánh giá những giá trị tích cực và hạn chế trong quan niệm “Lễ” của Khổng Tử, đồng thời vận dụng những giá trị trong quan niệm “Lễ” của Khổng Tử để đưa ra những giải pháp và một số kiến nghị nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh bậc THPT tại tỉnh Bình Định hiện nay. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ XUÂN CẢM QUAN NIỆM “LỄ” CỦA KHỔNG TỬ VỚI VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH BÌNH ĐỊNH HIỆN NAY Chuyên ngành : Triết học Mã số : 60.22.03.01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Đà Nẵng - Năm 2015 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN HỒNG LƯU Phản biện 1: TS. TRẦN NGỌC ÁNH Phản biện 2: PGS.TS. LÊ VĂN ĐÍNH Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Khoa học Xã hội và Nhân văn họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày tháng năm 2015 Có thể tìm luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Tư tưởng Nho giáo mặc dù có nhiều điểm hạn chế nhưng nó vẫn tồn tại và phát triển cho đến ngày nay chứng tỏ nó vẫn còn nhiều những giá trị tốt đẹp, phù hợp mà chúng ta cần phải nghiên cứu, học hỏi. Người đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển của Nho giáo là Khổng Tử với một hệ thống quan điểm về bản thể luận và đặc biệt là quan điểm về nhân sinh thể hiện trong quan niệm về chính trị xã hội và luân lý đạo đức. Quan niệm “Lễ” của Khổng Tử là một trong những nội dung quan trọng trong quan niệm về chính trị xã hội và luân lý đạo đức. Quan niệm về “Lễ” của Khổng Tử chứa đựng nhiều yếu tố tích cực, tiến bộ vì, nếu xã hội có Lễ thì xã hội mới ổn định và phát triển, Lễ là tiêu chuẩn để đánh giá mối quan hệ đối xử giữa người với người. Lễ không chỉ là lễ giáo đơn thuần, mà là điển chương, là pháp luật, nếp sống mang ý nghĩa đạo đức và văn hóa rộng lớn trong xã hội. Trong những năm qua, giáo dục và đào tạo ở nước ta đã tạo một môi trường giáo dục toàn diện tạo điều kiện cho học sinh lĩnh hội kiến thức, phát triển tài năng đồng thời hoàn thiện nhân cách, phẩm chất đạo đức. Tuy nhiên, môi trường giáo dục học đường hiện nay đang bị xâm hại nghiêm trọng, đặc biệt là vấn đề đạo đức học sinh nói chung và học sinh bậc THPT nói .