Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Trong dạy học, việc hệ thống hóa kiến thức được sử dụng để giáo viên (GV) hệ thống một nội dung nào đó. Đồng thời, GV tổ chức cho học sinh (HS) nghiên cứu các nguồn tài liệu và diễn đạt những thông tin đọc được, xử lý tài liệu đó theo một hướng nhất định để rút ra được những mối quan hệ có tính quy luật giữa các sự vật, hiện tượng. | TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC TÂN TRÀO MỘT SỐ LOẠI SƠ ĐỒ HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC TRONG DẠY HỌC SINH HỌC Some kinds knowledge codification charts in the teaching of biology ThS. Ninh Thị Bạch Diệp * TÓM TẮT Trong dạy học, việc hệ thống hóa kiến thức được sử dụng để giáo viên (GV) hệ thống một nội dung nào đó. Đồng thời, GV tổ chức cho học sinh (HS) nghiên cứu các nguồn tài liệu và diễn đạt những thông tin đọc được, xử lý tài liệu đó theo một hướng nhất định để rút ra được những mối quan hệ có tính quy luật giữa các sự vật, hiện tượng. Như vậy, việc hệ thống hóa kiến thức không những giúp HS hình thành được kiến thức mới, củng cố những điều đã học, mà còn biết sắp xếp chúng thành một hệ thống chặt chẽ, đồng thời hình thành kiến thức dưới một góc độ mới, lí giải được ý nghĩa sâu xa của kiến thức, biết cách diễn đạt ý tưởng của mình bằng ngôn ngữ của chính mình. Từ khóa: hệ thống, hệ thống hóa kiến thức, Graph, bản đồ khái niệm, sơ đồ tư duy. ABSTRACT In teaching, the systemization of knowledge is used for teachers to systemize some matters. At the same time, teachers guide their students to research document and present gathered information in such a certain way in order to figure out the common relationship between things and phenomena. Thus, the systemization of knowledge not only helps students to build up new knowledge and reinforce what they have learned, but also classify them into a coherent system. Furthermore, it helps students to form knowledge under a new form, explain the deep meaning of knowledge and know how to express their ideas in their own way. Keywords: system, Codified knowledge, Graph, Concept maps, Mind map 1. Khái niệm hệ thống và hệ thống hóa kiến thức 1.1. Khái niệm hệ thống∗ Hiện nay, có nhiều cách định nghĩa khác nhau về khái niệm hệ thống. Theo L.V. Bertalanffy (1968) cho rằng “hệ thống” là tập hợp các yếu tố liên kết với nhau, tạo thành một chỉnh thể thống nhất và tương tác với môi trường. Miller (1994) lại định nghĩa:“Hệ ∗ Trường Đại học .