Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nội dung bài viết với các mục tiêu sau: Nghiên cứu nhằm mục tiêu: (1) mô tả các đặc điểm sinh hóa: độ pH, khả năng đệm của nước bọt ở bệnh nhân ung thư vòm hầu tại 2 thời điểm: Trước xạ trị và sau khi kết thúc xạ trị 1 tháng; (2) so sánh và phân tích mối liên quan các đặc điểm sinh hóa nước bọt ở bệnh nhân ung thư vòm hầu; (3) so sánh sự thay đổi các đặc điểm sinh hóa nước bọt ở bệnh nhân ung thư vòm hầu sau khi kết thúc xạ trị 1 tháng theo tuổi, giai đoạn ung thư và phương pháp điều trị. | Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học SỰ THAY ĐỔI ĐẶC TÍNH SINH HÓA CỦA NƯỚC BỌT TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ VÒM HẦU SAU XẠ TRỊ Ngô Thị Quỳnh Lan*, Phan Nguyễn Nhật Phương** TÓM TẮT Mục tiêu: nghiên cứu nhằm mục tiêu: (1) Mô tả các đặc điểm sinh hóa: độ pH, khả năng đệm của nước bọt ở bệnh nhân ung thư vòm hầu tại 2 thời điểm: trước xạ trị và sau khi kết thúc xạ trị 1 tháng; (2) So sánh và phân tích mối liên quan các đặc điểm sinh hóa nước bọt ở bệnh nhân ung thư vòm hầu; (3) So sánh sự thay đổi các đặc điểm sinh hóa nước bọt ở bệnh nhân ung thư vòm hầu sau khi kết thúc xạ trị 1 tháng theo tuổi, giai đoạn ung thư và phương pháp điều trị. Phương pháp: Với thiết kế nghiên cứu mô tả đoàn hệ tiến cứu trên mẫu nghiên cứu thuận tiện gồm 37 bệnh nhân ung thư vòm hầu có chỉ định điều trị xạ trị ngoài với tổng liều là 70 Gy trong thời gian từ tháng 1-7/2014 tại Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM. Kết quả: Trước xạ trị, không có trường hợp nào có độ pH ở mức thấp (từ 5,0 đến 5,8) (0%), 18,9% bệnh nhân có độ pH nước bọt trung bình (từ 6,0 đến 6,6), 81,1% có độ pH nước bọt cao (từ 6,8 đến 7,8), sau kết thúc xạ 1 tháng thì 100% bệnh nhân có độ pH nước bọt thấp. Trước xạ trị, không có trường hợp nào có khả năng đệm nước bọt ở mức thấp (0%), 21,6% có khả năng đệm nước bọt ở mức trung bình, 78,4% ở mức cao, sau khi kết thúc xạ 1 tháng, 16,2% có khả năng đệm nước bọt ở mức thấp, 83,8% ở mức trung bình, không có bệnh nhân nào có khả năng đệm nước bọt ở mức cao (0%). Kết luận: Có tương quan thuận giữa độ pH nước bọt trước xạ trị và mức độ giảm pH cũng như độ pH nước bọt ở thời điểm sau xạ 1 tháng và giữa khả năng đệm nước bọt trước xạ trị và mức độ giảm khả năng đệm cũng như khả năng đệm của nước bọt ở thời điểm sau xạ 1 tháng. Không có sự khác biệt về mức độ giảm pH và khả năng đệm nước bọt sau khi kết thúc xạ 1 tháng khi so sánh theo tuổi, giữa bệnh nhân ung thư ở giai đoạn IV và chưa đến giai đoạn IV, giữa bệnh nhân xạ trị không có kết hợp hóa trị và bệnh