Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết này trình bày các khái niệm, vai trò của công tác đánh giá tác động chính sách KH&CN trong công tác quản lý, những thuận lợi và khó khăn trong công tác đánh giá tác động chính sách KH&CN ở Việt Nam, qua đó, đề xuất khung đánh giá tác động chính sách KH&CN sau khi ban hành. | JSTPM Tập 5, Số 2, 2016 1 NGHIÊN CỨU VỀ CHÍNH SÁCH VÀ QUẢN LÝ NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT KHUNG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SAU KHI BAN HÀNH ThS. Phạm Quỳnh Anh1, ThS. Nguyễn Thị Hà Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ, Bộ KH&CN Tóm tắt: Hệ thống các văn bản pháp luật về khoa học và công nghệ (KH&CN) ở Việt Nam ngày càng được hoàn thiện. Đồng thời với việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật KH&CN, Nhà nước đã ban hành một số đạo luật chuyên ngành hẹp điều chỉnh một hay một số vấn đề của hoạt động KH&CN. Đây là hành lang pháp lý cho hoạt động KH&CN ở Việt Nam. Trên thực tế, nhiều chính sách KH&CN đã có hiệu lực thi hành, song câu hỏi liệu chính sách có đạt được mục tiêu đề ra? Có ảnh hưởng ra sao đối với tổ chức/cá nhân hoạt động trong lĩnh vực KH&CN, đối với sự phát triển KH&CN, kinh tế - xã hội cũng như các lĩnh vực khác? vẫn chưa có câu trả lời, vì công tác đánh giá chính sách cũng như tác động chính sách KH&CN chưa được quan tâm trong thực tiễn Việt Nam. Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả đưa ra khái niệm, vai trò của công tác đánh giá tác động chính sách KH&CN trong công tác quản lý, những thuận lợi và khó khăn trong công tác đánh giá tác động chính sách KH&CN ở Việt Nam, qua đó, đề xuất khung đánh giá tác động chính sách KH&CN sau khi ban hành. Từ khóa: Văn bản quy phạm pháp luật; Chính sách KH&CN; Đánh giá chính sách. Mã số: 16051001 1. Sự cần thiết đánh giá tác động chính sách khoa học và công nghệ sau khi ban hành Đánh giá tác động chính sách KH&CN sau khi ban hành là rà soát, xem xét các tác động do việc thực thi chính sách sau khi ban hành đã tạo ra, cung cấp các bằng chứng (về hiệu quả của chính sách, những ảnh hưởng tích cực/tiêu cực, mong muốn/ngoài mong muốn của chính sách đối với KH&CN, đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, đối với đối tượng hưởng thụ chính sách, các lĩnh vực khác ), qua đó, cơ quan chức năng có cơ sở khoa học để giải trình, chỉnh sửa, hoàn thiện hoặc bãi bỏ chính sách trong trường hợp cần .