Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: thế nào là đủ? Ths. Lưu Minh Đức Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương Việt Nam cam kết thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ cho thấy chúng ta không hy sinh chất lượng sống của người dân vì mục tiêu tăng trưởng nhanh trong ngắn hạn. Nhưng, điều đó đòi hỏi hệ thống quy định pháp luật phải có độ chính xác cao. | Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thê nào là đủ Ths. Lưu Minh Đức Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương Việt Nam cam kết thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ cho thấy chúng ta không hy sinh chất lượng sống của người dân vì mục tiêu tăng trưởng nhanh trong ngắn hạn. Nhưng điều đó đòi hỏi hệ thống quy định pháp luật phải có độ chính xác cao. CSR mô hình kim tự tháp của A. Carroll Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp CSR hiện nay đã phổ biến nhưng vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm nội dung và phạm vi của CSR. Trong số đó mô hình kim tự tháp của A. Carroll 1999 có tính toàn diện và được sử dụng rộng rãi nhất. Theo đó CSR bao gồm trách nhiệm kinh tế pháp lý đạo đức và từ thiện. i Trách nhiệm kinh tế thể hiện qua hiệu quả và tăng trưởng là điều kiện tiên quyết bởi doanh nghiệp được thành lập trước hết từ động cơ tìm kiếm lợi nhuận của doanh nhân. Hơn thế doanh nghiệp là các tế bào kinh tế căn bản của xã hội. Vì vậy chức năng kinh doanh luôn phải được đặt lên hàng đầu. Các trách nhiệm còn lại đều phải dựa trên ý thức trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp. ii Trách nhiệm tuân thủ pháp luật chính là một phần của bản khế ước giữa doanh nghiệp và xã hội. Nhà nước có trách nhiệm mã hóa các quy tắc xã hội đạo đức vào văn bản luật để doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu kinh tế trong khuôn khổ đó một cách công bằng và đáp ứng được các chuẩn mực và giá trị cơ bản mà xã hội mong đợi ở họ. Trách nhiệm kinh tế và pháp lý là hai bộ phận cơ bản không thể thiếu của CSR. iii Trách nhiệm đạo đức là những quy tắc giá trị được xã hội chấp nhận nhưng chưa được mã hóa vào văn bản luật. Thông thường luật pháp chỉ có thể đi sau để phản ánh các thay đổi trong các quy tắc ứng xử xã hội vốn luôn mới. Hơn nữa trong đạo đức xã hội luôn tồn tại những khoảng xám đúng - sai không rõ ràng mà khi các cuộc tranh luận trong xã hội chưa ngã ngũ chúng chưa thể được cụ thể hóa vào luật. ii Trách nhiệm tuân thủ pháp luật chính là một phần của bản khế ước giữa doanh nghiệp và xã hội. Nhà nước có .