Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài báo bàn về các vấn đề phân vùng ngữ âm tiếng Việt Nam Bộ, một số hiện tượng lệch chuẩn về chính tả ở học sinh Nam Bộ, nguyên nhân mắc lỗi chính tả của học sinh Nam Bộ và vấn đề dạy và học chính tả ở trường phổ thông Nam Bộ. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, . | 60 TẠP CHÍ KHOA HỌC XA HỘI số 03 04 91 92 -2006 MÔÌ QUAN HỆ GIỮA NGỮ ÂM TIẾNG VIỆT NAM BỘ ở MỘT SỐ ĐỊA BÀN VÀ VẤN ĐỀ CHÍNH TẢ TRONG NHÀ TRƯỜNG HUỲNH THỊ NHĨn 1. VẤN ĐỀ PHÂN VỪNG NGỮ ÂM TIẾNG VIỆT NAM BỘ Hiện nay chưa thể nói đến việc phân vùng ngữ âm tiếng Việt Nam bộ theo cách xác lập các bản đồ thể hiện đặc trưng riêng của ngữ âm từng địa bàn cụ thể trong vùng qua việc xác lập đường đồng ngữ đối với những trường hợp riêng lẻ như đối với việc xác định các đảo thổ ngữ ở phương ngử Bắc bộ. Nhưng dù sao kết quả khảo sát từ thực trạng sử dụng và từ kinh nghiệm giảng dạy tiếng Việt ở giáo viên tiểu học đã cho thây sự khác biệt ngữ âm ở một số địa bàn cụ thể trong cả khu vực Nam bộ tuy không lớn nhưng cũng dẫn đến mức độ chủng loại lỗi sai và lệch chuẩn trong chính tả chữ viết khác nhau. Trên thực tế có những người tuy phát âm không chuẩn nhưng lại viết rất đúng chính tả đó là do họ hiểu và nắm vững ngữ nghĩa của từ và ngược lại việc viết sai lại có thể do cả việc phát âm không chuẩn cộng thêm cả việc quên nghĩa và mặt chữ. Điều này càng trở nên quan trọng nếu cân nhắc các vân đề ngữ âm thuần tuý ở một địa phương ngừ âm ở vùng có sự pha trộn và ở vùng không có sự pha trộn giữa các phương ngữ. Do đó đã có một sô công trình quan tâm đến tiếng địa phương cụ thể ở một địa bàn trong cả vùng Đồng bằng sông cửu Long. Thạc sĩ. Giảng viên Trường Đại học Sư phạm Đống Tháp. Chẳng hạn trong phân vùng ngữ âm người ta chú ý đến Tiếng Sài Gòn tiếng Việt Sài Gòn liếng Việt ở Sài Gòn Phương ngữ Sài Gòn v.v. những tên gọi này thường được đề cập trong các công ưình bài viết của Huỳnh Công Tín Tinh chất bán phương ngữ của phương ngữ Sài Gòn 1998 Vài nét về sự hình thành phương ngữ Sài Gòn 1998 Hệ thống ngữ âm tiếng Sài Gòn so với phương ngữ Hà Nội và một số phương ngữ khác ờ Việt Nam 1999 Lê Minh Tri 2002 với Ầm đệm trong tiếng Sài Gòn . Còn các tác giả Bùi Khánh Thế Trần Thị Ngọc Lang Trần Văn Tiếng v.v. là những người thường xuyên dùng cách gọi liếng Sài Gòn hoặc liếng Việt ở Sài Gòn . .