Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Triển khai lý thuyết thực thể tôn giáo

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài viết phân tích về một trong những vấn đề lý luận của tôn giáo học trên thế giới hiện nay, đó là bản chất của hiện tượng tôn giáo hay cấu trúc hóa thực thể tôn giáo ở ba phương diện: Khái niệm thực thể tôn giáo, các chiều kích của thực thể tôn giáo (tính lịch sử, tính tập thể, tính tài liệu, tính biểu tượng, tính kinh nghiệm và nhạy cảm) và cốt lõi của thực thể tôn giáo. | Nghiên cứu Tôn giáo. Số 10 - 2014 3 NGUYỄN QUỐC TUẤN* TRIỂN KHAI LÝ THUYẾT THỰC THỂ TÔN GIÁO Tóm tắt: Bài viết phân tích về một trong những vấn đề lý luận của ngành tôn giáo học trên thế giới hiện nay, đó là bản chất của hiện tượng tôn giáo hay cấu trúc hóa thực thể tôn giáo ở ba phương diện: khái niệm thực thể tôn giáo, các chiều kích của thực thể tôn giáo (tính lịch sử, tính tập thể, tính tài liệu, tính biểu tượng, tính kinh nghiệm và nhạy cảm) và cốt lõi của thực thể tôn giáo. Từ khóa: Thực thể tôn giáo, hiện tượng tôn giáo , niềm tin tôn giáo, giảng dạy tôn giáo. Hiện tượng tôn giáo là đối tượng của các bộ môn khoa học xã hội và nhân văn. Mỗi tôn giáo thực ra là một thế giới riêng với đủ chiều kích (plus dimensions) hết sức phức tạp. Thế nhưng có thể rút ra từ sự phức tạp ấy mẫu số chung sau đây: mọi tôn giáo, từ trong lịch sử, dù là sơ khai nhất cho đến hoàn chỉnh nhất, đều được cấu thành bởi các trật tự thiêng (hiérophanie, hierophany) như M. Eliade đã chỉ ra1. Nói cách khác, cái thiêng (sacré, sacred) là một khái niệm được dùng để diễn tả thực chất mối quan hệ giữa con người và thế giới khác/ trên/ ngoài thế giới hiện hữu mà họ đang tồn tại. Mối quan hệ này được gọi là hiện tượng tôn giáo trong sự phát triển của nhân loại. Nói như M. Mauss, sự tồn tại của hiện tượng tôn giáo dưới cái tên gọi tôn giáo mới có tính xác thực: “Trong thực tế, không có vật nào, bản chất nào gọi là tôn giáo; chỉ có các hiện tượng tôn giáo, ít hay nhiều , được kết tụ thành các hệ thống mà người ta gọi là các tôn giáo và chúng có một lịch sử tồn tại xác định, trong các nhóm người và trong các thời gian nào đó ”2. Điều này có nghĩa M. Mauss phủ nhận định nghĩa bản chất tôn giáo giống như M. Weber. Các hiện tượng và hệ thống này có những điểm giống nhau đủ để người ta gọi chung dưới một cái tên, làm thành một đối tượng nghiên cứu thống nhất. Chúng ta có thể quan niệm như thế về cái thiêng hay hiện tượng tôn giáo và nhiệm vụ của nghiên cứu tôn giáo là nghiên cứu các hiện tượng tôn .

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.