Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
nghiên cứu “Thực trạng giáo dục giới tính ở một số trường tiểu học tại TP. Hồ Chí Minh” nhằm tìm hiểu những khó khăn và mong muốn của GV khi triển khai các nội dung giáo dục giới tính. nội dung chi tiết. | Nguyễn MinhGiang TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM _ THỰC TRẠNG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN MINH GIANG* TÓM TẮT Sự tăng tốc trong sinh trưởng và phát triển tâm sinh lí học sinh tiểu học (HSTH) đã đặt ra yêu cầu phải đưa nội dung giáo dục giới tính (GDGT) vào chương trình tiểu học. Hầu hết các trường tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) đã bước đầu quan tâm đến vấn đề này. Kết quả khảo sát giáo viên (GV) ở 23 trường tiểu học cho thấy đa số giáo viên tiểu học (GVTH) mong muốn học sinh (HS) được học nhiều hơn kiến thức liên quan đến GDGT và kĩ năng bảo vệ bản thân. Nhưng trong thực tế, hầu hết các nội dung GDGT chỉ được triển khai theo chương trình bắt buộc của HSTH, với phương tiện dạy học chủ yếu là sách giáo khoa (SGK) và sử dụng phương pháp thảo luận nhóm hoặc thuyết trình. Từ khóa: giáo dục giới tính, tiểu học. ABSTRACT The reality of sex education in primary schools in Ho Chi Minh City The accelerated growth and psychological development of primary school students have created the demand of introducing sex education to primary education syllabus. Most primary schools in Ho Chi Minh have expressed initial concerns about this issue. Results from the survey of teachers in 23 primary schools show that most primary school teachers want their students learn more about sex education and self-protection skills. However, in reality, most sex education contents are only implemented as part of the obligatory primary education syllabus, via means of textbook, group discussion and presentation. Keywords: sex education, primary education. 1. Đặt vấn đề Giáo dục giới tính là vấn đề được hầu hết các quốc gia trên thế giới quan tâm. Tình trạng trẻ em bước vào tuổi dậy thì sớm hơn thường lệ đang gia tăng nhanh chóng ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Nghiên cứu công bố năm 2011 của Mĩ cho thấy 15% bé gái tại quốc gia này bước