Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
“Hiểu thị trường lao động để tăng năng suất” là chủ đề của báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam năm 2018 đã được Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội công bố vào tháng 5/2018. Chủ đề xuyên suốt của báo cáo năm nay liên quan tới vấn đề năng suất lao động của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế với quan điểm cho rằng cần phải hiểu rõ hơn thị trường lao động để lý giải chất lượng nguồn nhân lực và tiến trình năng suất tại Việt Nam. | diễn đàn khoa học - công nghệ Diễn đàn Khoa học - Công nghệ Hiểu thị trường lao động để tăng năng suất PGS.TS Nguyễn Đức Thành, ThS Vũ Minh Long Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội “Hiểu thị trường lao động để tăng năng suất” là chủ đề của Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam năm 2018 đã được Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội công bố vào tháng 5/2018. Chủ đề xuyên suốt của báo cáo năm nay liên quan tới vấn đề năng suất lao động (NSLĐ) của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế với quan điểm cho rằng, cần phải hiểu rõ hơn thị trường lao động để lý giải chất lượng nguồn nhân lực và tiến trình năng suất tại Việt Nam. Kinh tế vĩ mô Việt Nam năm 2017: Tăng trưởng ngoạn mục Nền kinh tế Việt Nam trải qua năm 2017 phục hồi tốt, cùng với những tín hiệu tích cực từ nền kinh tế thế giới. Tăng trưởng kinh tế cả năm đạt 6,81%, vượt qua chỉ tiêu 6,7% do Quốc hội đề ra nhờ hai quý nửa sau của năm tăng trưởng cao (lần lượt là 7,46% và 7,65%). Mức tăng cao nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 có được nhờ tăng trưởng cao của khu vực công nghiệp và xây dựng, đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến chế tạo. Các khu vực nông, lâm, ngư nghiệp và dịch vụ cho thấy tín hiệu phục hồi tích cực hơn so với năm 2016. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã có dấu hiệu hạ nhiệt sau năm 2016 gia tăng liên tục. Tính tới tháng 12/2017, CPI tăng 2,60% so với cùng kỳ năm 2016. Lạm phát lõi có xu hướng giảm và giữ 4 ổn định từ tháng 5/2017, phần nào thể hiện chính sách điều tiết cung tiền thận trọng của Ngân hàng nhà nước. Thâm hụt 3,49%, thấp qua nhờ hoạt nước tại các Soá 6 naêm 2018 ngân sách ở mức nhất trong 4 năm động thoái vốn nhà doanh nghiệp nhà nước, và một phần do giải ngân đầu tư công chậm. Trong bối cảnh Việt Nam tham gia ký kết các Hiệp định Thương mại tự do FTA, dự toán thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu được điều chỉnh giảm dần qua các năm như một